UNG THƯ NỘI MẠC TỬ CUNG SAU DÙNG TAMOXIFEN: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG VÀ HỒI CỨU Y VĂN

Đỗ Anh Tú 1,, Nguyễn Bá Thái 2, Trần Nguyên Tuấn 2
1 Bệnh viện K
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tamoxifen, một chất kháng estrogen, là một loại thuốc phổ biến để điều trị và ngăn ngừa ung thư vú phụ thuộc hormone. Tamoxifen đã trở thành một trong những loại thuốc chống ung thư được dùng thường xuyên nhất trên toàn thế giới. Tuy nhiên đi kèm với đó là các tác dụng phụ, đặc biệt là làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Điều này xảy ra sau khi sử dụng lâu dài (>2 năm), đặc biệt ở phụ nữ sau mãn kinh có bệnh lý tử cung từ trước. Thực tế do mức độ hiếm gặp, tại Việt Nam chưa có báo cáo nào vệ tác dụng gây ung thư nội mạc tử cung phụ thuốc này. Bài viết này báo cáo 2 trường hợp ung thư nội mạc tử cung sau dùng tamoxifen, qua đó nhìn lại y văn về tác dụng phụ này của thuốc để các bác sĩ có những lưu ý, theo dõi khi dùng thuốc. Báo cáo ca lâm sàng: Chúng tôi báo cáo hai ca lâm sàng bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung sau dùng Tamoxifen điều trị ung thư vú tại bệnh viện K. Bàn luận: Trong bài báo cáo này, chúng tôi bàn luận về cơ chế, đặc điểm lâm sàng của ung thư nội mạc tử cung sau dùng Tamoxifen. Kết luận: Tamoxifen là một chất điều biến thụ thể estrogen chọn lọc được sử dụng để điều trị và phòng ngừa ung thư vú thụ thể estrogen (ER) dương tính. Tuy nhiên, tamoxifen làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung (EC) lên khoảng 2–7 lần và người sử dụng tamoxifen mắc EC có tiên lượng xấu hơn [1]. Tamoxifen gây ung thư nội mạc tử cung thông qua tác dụng chủ vận của tamoxifen đối với thụ thể ERα  trên nội mạc tử cung và sự biểu hiện của thụ thể estrogen kết hợp G-protein 1 (GPER-1). Nguy cơ ung thư nội mạc tử cung có thể được giảm thiểu bằng cách phát hiện và điều trị các bệnh lý nội mạc tử cung trước khi bắt đầu điều trị bằng tamoxifen. Khi dùng tamoxifen kéo dài (>2 năm) cần theo dõi sát, đặc biệt khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, đồng thời giải thích nguy cơ cho bệnh nhân trước điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Emons G, Mustea A, Tempfer C. Tamoxifen and Endometrial Cancer: A Janus-Headed Drug. Cancers (Basel). 2020;12(9):2535.
2. Fleming CA, Heneghan HM, O’Brien D, McCartan DP, McDermott EW, Prichard RS. Meta-analysis of the cumulative risk of endometrial malignancy and systematic review of endometrial surveillance in extended tamoxifen therapy. Br J Surg. 2018;105(9):1098–106.
3. Jordan VC. The 38th David A. Karnofsky Lecture: The Paradoxical Actions of Estrogen in Breast Cancer—Survival or Death? JCO. 2008; 26(18):3073–82.
4. HU R, HILAKIVI-CLARKE L, CLARKE R. Molecular mechanisms of tamoxifen-associated endometrial cancer (Review). Oncol Lett. 2015;9(4):1495–501.
5. Ignatov T, Eggemann H, Semczuk A, Smith B, Bischoff J, Roessner A, và c.s. Role of GPR30 in endometrial pathology after tamoxifen for breast cancer. Am J Obstet Gynecol. 2010;203(6):595.e9-16.
6. Hoogendoorn WE, Hollema H, van Boven HH, Bergman E, de Leeuw-Mantel G, Platteel I, và c.s. Prognosis of uterine corpus cancer after tamoxifen treatment for breast cancer. Breast Cancer Res Treat. 2008;112(1):99–108.
7. Bland AE, Calingaert B, Secord AA, Lee PS, Valea FA, Berchuck A, và c.s. Relationship between tamoxifen use and high risk endometrial cancer histologic types. Gynecol Oncol. 2009;112(1):150–4.
8. Garuti G, Grossi F, Centinaio G, Sita G, Nalli G, Luerti M. Pretreatment and prospective assessment of endometrium in menopausal women taking tamoxifen for breast cancer. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol. 2007;132(1):101–6.