ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA LIỆU PHÁP HẠ THÂN NHIỆT Ở BỆNH NHÂN NGỪNG TUẦN HOÀN DO CĂN NGUYÊN TIM MẠCH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá kết quả điều trị của liệu pháp hạ thân nhiệt ở bệnh nhân ngừng tuần hoàn do căn nguyên tim mạch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang hồi cứu hồ sơ bệnh án trên toàn bộ 35 bệnh nhân ngừng tuần hoàn do căn nguyên tim mạch từ tháng 05 năm 2015 tới tháng 12 năm 2018. Kết quả: Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân tại thời điểm ra viện là 40%, sau 30 ngày tăng lên là 48,6%. Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả phục hồi thần kinh tốt khi ra viện là 37,1% và sau 30 ngày tăng lên là 40%. Chỉ số lactat giảm từ 7,5 ± 3,6 (0,6-16,6) mmol/L lúc nhập viện xuống 7,2 ± 3,7 (1,5-16) sau liệu pháp hạ thân nhiệt. Tình trạng toan máu giảm: tại thời điểm nhập viện pH trung bình là 7,2 ± 0,1 (7,1-7,5) và HCO3 trung bình là 16,6 ± 3,6 (9,9-27,1), tại thời điểm cuối giai đoạn hạ thân nhiệt chỉ số pH là 7,4 ± 0,1 (7,2-7,6) và HCO3 trung bình là 21,2 ± 3,6 (11,5-26,4). Kết luận: Kết quả nghiên cứu cung cấp số liệu về thực trạng tử vong của bệnh nhân là cơ sở để quyết định điều trị liệu pháp hạ thân nhiệt cho bệnh nhân ngừng tuần hoàn do căn nguyên tim mạch.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
liệu pháp hạ thân nhiệt, ngừng tuần hoàn, nguyên nhân tim mạch.
Tài liệu tham khảo
2. Sharabi A.F. and Singh A. (2022). Cardiopulmonary Arrest In Adults. StatPearls. StatPearls Publishing, Treasure Island (FL).
3. Hypothermia after Cardiac Arrest Study Group (2002). Mild therapeutic hypothermia to improve the neurologic outcome after cardiac arrest. N Engl J Med, 346(8), 549–556.
4. Ko P.-Y., Wang L.-L., Chou Y.-J., et al. (2019). Usefulness of Therapeutic Hypothermia to Improve Survival in Out-of-Hospital Cardiac Arrest. Acta Cardiol Sin, 35(4), 394–401.
5. Cổng thông tin Bệnh viện Bạch Mai Bệnh viện Bạch Mai - Hội nhập và Phát triển (2011-2016). Truy cập ngày 19/09/2022. Tại trang web: .
6. Vattanavanit V. and Bhurayanontachai R. (2016). Clinical outcomes of 3-year experience of targeted temperature management in patients with out-of-hospital cardiac arrest at Songklanagarind Hospital in Southern Thailand: an analysis of the MICU-TTM registry. Open Access Emerg Med OAEM, 8, 67–72.
7. Hoang B.H., Do N.S., Vu D.H., et al. (2021). Outcomes for out-of-hospital cardiac arrest transported to emergency departments in Hanoi, Vietnam: A multi-centre observational study. Emerg Med Australas, 33(3), 541–546.
8. Bernard S.A., Gray T.W., Buist M.D., et al. (2002). Treatment of comatose survivors of out-of-hospital cardiac arrest with induced hypothermia. N Engl J Med, 346(8), 557–563.
9. Vũ Đình Kiên (2017), Đánh giá tình trạng đông cầm máu ở bệnh nhân ngừng tuần hoàn được điều trị soát thân nhiệt theo đích tại khoa cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
10. Hà Thị Bích Vân, Bùi Tất Luật, Hà Thế Linh, et al. (2019). Một số đặc điểm lâm sàng, kết quả cấp cứu người bệnh ngừng tuần hoàn ngoại viện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Tạp Chí Y Học Việt Nam, 482(Số đặc biệt), 31–36.