ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH TÁN SỎI TIẾT NIỆU CAO QUA DA

Hoàng Đình Âu1,, Thân Thị Minh Nguyệt 2
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá các yếu tố trên cắt lớp vi tính đa dãy liên quan đến tán sỏi tiết niệu cao qua da. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu : Mô tả cắt ngang được thực hiện ở 35 bệnh nhân có chỉ định và được tán sỏi qua da tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và có chụp cắt lớp vi tính đa dãy trước tán sỏi trong thời gian từ tháng 6/2022 đến tháng 2/2023. Đánh giá các yếu tố trên cắt lớp vi tính liên quan đến 2 giai đoạn chính của quy trình tán sỏi qua da: 1) giai đoạn tạo đường hầm tán sỏi bao gồm các yếu tố như vị trí sỏi, bề dày nhu mô thận, khoảng cách từ da đến sỏi, mức độ giãn đường bài xuất, các bất thường bẩm sinh của đường bài xuất, của mạch máu thận, 2) giai đoạn thực hiện tán sỏi bao gồm các yếu tố như số lượng sỏi, kích thước sỏi, diện tích bề mặt, tỷ trọng của sỏi. Kết quả: có 22nam/13 nữ, độ tuổi trung bình là 53.4 ± 12.0, tỷ lệ mắc sỏi thận chủ yếu từ 30-60 tuổi. Sỏi chủ yếu sỏi ở nhiều vị trí (bể thận +các nhóm đài), kích thước sỏi chủ yếu 20-30mm (chiếm 57.1%), diện tích bề mặt chủ yếu <10cm2 (chiếm 88.6%), diện tích bề mặt có liên quan chặt chẽ đến thời gian tán sỏi và độ sạch sỏi với p<0,05. Tỷ trọng sỏi chủ yếu >1000 HU (chiếm 91. 4%). Biến đổi giải phẫu hai động mạch thận chiếm 20% và bất thường xoay thận chiếm 2.9%. Kết luận: Cắt lớp vi tính đa dãy cung cấp nhiều thông tin quan trọng, cần thiết liên quan đến các giai đoạn của quy trình tán sỏi tiết niệu cao qua da, từ đó giúp các nhà phẫu thuật xác định chiến lược trước tán sỏi, đảm bảo hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Viljoen A, Chaudhry R, Bycroft J. Renal stones. Ann Clin Biochem. 2019;56(1):15-27. doi:10.1177/0004563218781672
2. Smith RC, Rosenfield AT, Choe KA, et al. Acute flank pain: comparison of non-contrast-enhanced CT and intravenous urography. Radiology. 1995; 194 (3): 789-794. doi:10.1148/ radiology.194.3.7862980
3. Tiselius HG, Andersson A. Stone burden in an average Swedish population of stone formers requiring active stone removal: how can the stone size be estimated in the clinical routine? Eur Urol. 2003;43(3):275-281.
4. Shaker H, Ismail MAA, Kamal AM, et al. Value of Computed Tomography for Predicting the Outcome After Percutaneous Nephrolithotomy. Electron Physician. 2015;7(7): 1511-1514. doi: 10.19082/1511
5. Đào Đức Phin. Kết Quả Điều Trị Sỏi Thận Bán San Hô Bằng Tán Sỏi qua Da Đường Hàm Nhỏ Tại Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội. Luận văn chuyên khoa cấp II. Đại học Y Hà Nội;2019.
6. Hoàng Long. Kết quả tán sỏi qua da đường hầm nhỏ tư thế nằm nghiêng dưới hướng dẫn của siêu âm. Tạp chí nghiên cứu y học Trường Đại học Y Hà Nội; tập 134 tháng 10 -2020, tr100-115.
7. Bùi Trường Giang. Đánh Giá Kết Quả Tán Sỏi qua Da Đường Hầm Nhỏ Điều Trị Sỏi Thận Tại Bệnh Viện Đa Khoa Đức Giang Giai Đoạn 2017-2021. Luận văn chuyên khoa cấp II. Đại học Y Hà Nội;2021.
8. Gücük A, Uyetürk U, Oztürk U, Kemahli E, Yildiz M, Metin A. Does the Hounsfield unit value determined by computed tomography predict the outcome of percutaneous nephrolithotomy? J Endourol. 2012;26(7):792-796. doi:10.1089/end.2011.0518