MỘT SỐ YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG TỶ LỆ TÁI PHÁT SỎI SAU TÁN SỎI ĐƯỜNG MẬT TRONG VÀ NGOÀI GAN QUA DA BẰNG LASER GIAI ĐOẠN SAU HAI NĂM

Lê Tuấn Linh 1,, Nguyễn Thị Hương 2
1 Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội
2 Trường Đại Học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của phương pháp tán sỏi mật trong và ngoài gan qua da bằng Laser. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu phân tích hồi cứu trên các bệnh nhân được tán sỏi đường mật trong gan và sỏi ống mật chủ bằng laser tại Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Can thiệp điện quang, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 01/01/2020 đến 01/08/2022. Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện trên 65 bệnh nhân có sỏi đường mật trong và/hoặc ngoài gan đã được tán sỏi qua da bằng Laser, với thời gian theo dõi trung bình là tháng 27 tháng (IQR 3-37 ), cho thấy tỷ lệ sỏi tái phát chung là 43 bệnh nhân (66,2%). Yếu tố nguy cơ gây tỷ lệ sỏi mật tái phát cao hơn là hẹp đường mật (OR, 5,4; 95% CI, 1,7-17,3; p=0,03); viêm đường mật trên hình ảnh (OR, 4,7; 95% CI, 1,2-18,7, p= 0,033); tổn thương gan (OR, 5,0; 95% CI, 1,5-16,4; p=0,006); phân bố sỏi trong gan (OR, 9,5; 95% CI 1,7-51,3; p=0,005) và sót sỏi (p=0,00). Kết luận: Như vậy các yếu tố hẹp đường mật, viêm đường mật, xơ gan, phân bố và số lượng sỏi, sót sỏi có thể góp phần làm tăng tỷ lệ tái phát sỏi sau điều trị TSDMQDL.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cường, L.V. Thành phần hóa học của 110 mẫu sỏi mật ở người Việt Nam phân tích bằng quang phổ hồng ngoại và raman. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học. 1999.
2. Tyson GL, El-Serag HB. Risk factors for cholangiocarcinoma. Hepatol Baltim Md. 2011; 54(1):173-184. doi:10.1002/hep.24351
3. Ong GB. A study of recurrent pyogenic cholangitis. Arch Surg Chic Ill 1960. 1962;84:199-225. doi:10.1001/archsurg.1962.01300200047004
4. Khôi, L.N. Đánh giá kết quả điều trị sỏi trong gan bằng phẫu thuật nối mật - da với đoạn ruột biệt lập và nối mật - ruột - da. Gan -- Phẫu thuật. 2015:138.
5. Cappelli A, Mosconi C, Cucchetti A, et al. Outcomes following percutaneous treatment of biliary stones. HPB. 2019;21(8):1057-1063. doi:10.1016/j.hpb.2018.12.007
6. Hong KS, Noh KT, Min SK, Lee HK. Selection of surgical treatment types for intrahepatic duct stones. Korean J Hepato-Biliary-Pancreat Surg. 2011;15(3): 139-145. doi: 10.14701/ kjhbps. 2011.15.3.139
7. Lujian P, Xianneng C, Lei Z. Risk factors of stone recurrence after endoscopic retrograde cholangiopancreatography for common bile duct stones. Medicine (Baltimore). 2020;99(27): e20412. doi:10.1097/MD.0000000000020412
8. Nakayama F, Soloway RD, Nakama T, et al. Hepatolithiasis in East Asia. Retrospective study. Dig Dis Sci. 1986;31(1):21-26. doi: 10.1007/ BF01347905
9. Đình Khánh Đ. Đánh giá kết quả tán sỏi đường mật trong và ngoài gan qua da bằng Laser. Tiêu Hóa. Published online 2021.
10. Lee SK, Seo DW, Myung SJ, et al. Percutaneous transhepatic cholangioscopic treatment for hepatolithiasis: an evaluation of long-term results and risk factors for recurrence. Gastrointest Endosc. 2001;53(3):318-323. doi: 10.1016/s0016-5107(01)70405-1