ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC TRÊN BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN: NGHIÊN CỨU CẮT NGANG TẠI HẢI DƯƠNG, VIỆT NAM

Trương Phi Hùng 1,2,
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Suy tim có ảnh hưởng lớn lên hoạt động thể lực của bệnh nhân và chất lược cuộc sống. Có nhiều nghiên cứu cho thấy giảm hoạt động thể lực là một yếu tố dự báo tử vong trên bệnh suy tim, trong khi tăng hoạt động thể lực, người bệnh suy tim có thể cải thiện khả năng hoạt động và chất lượng cuộc sống, và giảm sự chăm sóc y tế. Vì hầu hết các nghiên cứu về hoạt động thể lực trên bệnh nhân suy tim mạn đã công bố được tiến hành tại các quốc gia phát triển. Dữ liệu về hoạt động thể lực ở bệnh nhân suy tim tại Việt Nam còn hạn chế. Mục tiêu: Nghiên cứu này được tiến hành để đánh giá tình trạng hoạt động thể lực bằng thang đo IPAQ trên bệnh nhân suy tim mạn ngoại trú tại Trung Tâm Tim Mạch bệnh viện tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Đối tượng: Bệnh nhân suy tim điều trị ngoại trú tại Trung Tâm Tim Mạch tỉnh Hải Dương từ tháng 12/2021 đến tháng 4/2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Kết quả: Có 140 bệnh nhân được nhận nghiên cứu, tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 56,3 ± 8,5, tỉ lệ nam:nữ  là 1,59:1. Mức độ hoạt động thể lực người bệnh suy tim theo IPAQ gồm: hoạt động thể lực mức độ cao là 27,1%, hoạt động thể lực mức độ vừa phải là 40% và hoạt động thể lực mức độ thấp là 32,9%. Tỷ lệ hoạt động thể lực đầy đủ trong nghiên cứu là 67,1%. So với nhóm bệnh nhân dưới 60 tuổi, nhóm người bệnh suy tim trên 60 tuổi có mức độ hoạt động thể lực thấp hơn có ý nghĩa thống kê với OR= 0,032 và p= 0,001. Không có nhiều sự khác biệt về mức độ hoạt động thể lực theo giới tính và phân suất tống máu. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy hoạt động thể lực ở bệnh nhân suy tim mạn giảm hơn ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi, tuy nhiên không khác biệt giữa giới tính và phân suất tống máu thất trái.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Paul S, Sneed N. Patient perceptions of quality of life and treatment in an outpatient congestive heart failure clinic. Congestive heart failure (Greenwich, Conn). Mar-Apr 2002;8(2):74-6, 77-9. doi:10.1111/j.1527-5299.2002.00279.x
2. Craig CL, Marshall AL, Sjöström M, et al. International physical activity questionnaire: 12-country reliability and validity. Medicine and science in sports and exercise. Aug 2003;35(8): 1381-95. doi: 10.1249/ 01.Mss.0000078924. 61453.Fb
3. Pfaeffli L, Maddison R, Jiang Y, Dalleck L, Löf M. Measuring physical activity in a cardiac rehabilitation population using a smartphone-based questionnaire. Journal of medical Internet research. Mar 22 2013;15(3):e61. doi:10.2196/ jmir.2419
4. Piepoli MF, Conraads V, Corrà U, et al. Exercise training in heart failure: from theory to practice. A consensus document of the Heart Failure Association and the European Association for Cardiovascular Prevention and Rehabilitation. European journal of heart failure. Apr 2011;13(4):347-57. doi:10.1093/eurjhf/hfr017
5. Dontje ML, van der Wal MH, Stolk RP, et al. Daily physical activity in stable heart failure patients. The Journal of cardiovascular nursing. May-Jun 2014;29(3): 218-26. doi: 10.1097/J CN.0b013e318283ba14
6. Klompstra L, Jaarsma T, Strömberg A. Physical activity in patients with heart failure: barriers and motivations with special focus on sex differences. Patient preference and adherence. 2015;9:1603-10. doi:10.2147/ppa.S90942
7. Chien HC, Chen HM, Garet M, Wang RH. Predictors of physical activity in patients with heart failure: a questionnaire study. The Journal of cardiovascular nursing. Jul 2014;29(4):324-31. doi:10.1097/JCN.0b013e31828568d6