ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIÊN LƯỢNG GẦN SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐẶT TẤM LƯỚI NHÂN TẠO ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN Ở NAM GIỚI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Hoàng Văn Chúc1,, Nguyễn Hoài Bắc2, Đoàn Tiến Dương3, Phạm Minh Quân
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thoát vị bẹn là tình trạng bệnh lý khi các tạng trong ổ bụng thường là mạc nối hoặc ruột chui qua ống bẹn hay các điểm yếu của thành bụng xuống dưới da hoặc bìu. Phẫu thuật nội soi đặt tấm lưới nhân tạo trước phúc mạc đang nổi lên như một tiêu chuẩn vàng trong điều trị thoát vị bẹn, trong đó hai kỹ thuật hay được sử dụng nhất là TAPP (Transabdominal Preperitoneal) và TEP (TransExtraPeritoneal). Nhiều nghiên cứu riêng rẽ về hai phương pháp này đã được báo cáo nhưng hiện tại ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu so sánh tương quan giữa hai phẫu thuật. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 138 nam giới mắc thoát vị bẹn đã được phẫu thuật bằng một trong hai phương pháp TAPP hoặc TEP để đánh giá kết quả điều trị, so sánh kết quả phẫu thuật giữa hai phương pháp đồng thời đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng gần sau mổ. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ biến chứng chung của phẫu thuật nội soi đặt tấm lưới nhân tạo là trong mổ là 2,9% và ngay sau mổ là 8,0%, chủ yếu gặp ở nhóm phẫu thuật TAPP nhiều hơn TEP (p<0,01), tuy nhiên biến chứng (tụ dịch, đau bẹn bìu, tái phát) sau mổ 01 tháng thì gặp nhiều hơn ở bệnh nhân phẫu thuật TEP (TEP 44,1%, TAPP 21,2%, p=0,01). Tiên lượng gần cuộc mổ dựa vào các yếu tố trong bảng phân tích hồi quy logistic với bến phụ thuộc là biến chứng sau 01 tháng thấy rằng sau phẫu thuật TEP tình trạng gặp biến chứng sau mổ 01 tháng cao hơn đến gần 6 lần so với phẫu thuật TAPP (OR=5,9, p<0,01), đồng thời khi tăng thời gian mổ lên 01 phút thì tăng 1% nguy cơ biến chứng (OR=1,01, p=0,02).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Phạm Minh Hiếu. Đánh giá kết quả điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật đặt lưới trước phúc mạc đường vào ổ bụng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. 2018
2. Phạm Đức Huấn. Bệnh học Ngoại tiêu hoá. Vol 1. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học. 2022
3. Phan Đình Tuấn Dũng. Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc với tấm tưới nhân tạo 2D và 3D trong điều trị thoát vị bẹn trực tiếp. 2017
5. Köckerling F, Bittner R, Jacob D, et al. TEP versus TAPP: comparison of the perioperative outcome in 17,587 patients with a primary unilateral inguinal hernia. Surgical endoscopy. 2015, 29. 3750-3760.
6. Gass M, Scheiwiller A, Sykora M, Metzger J. TAPP or TEP for Recurrent Inguinal Hernia? Population-Based Analysis of Prospective Data on 1309 Patients Undergoing Endoscopic Repair for Recurrent Inguinal Hernia. World J Surg. 2016,40(10). 2348-2352.
7. Gong K, Zhang N, Lu Y, et al. Comparison of the open tension-free mesh-plug, transabdominal preperitoneal (TAPP), and totally extraperitoneal (TEP) laparoscopic techniques for primary unilateral inguinal hernia repair: a prospective randomized controlled trial. Surgical endoscopy. 2011, 25. 234-239.