BIẾN CHỨNG CỦA LIỆU PHÁP HẠ THÂN NHIỆT Ở BỆNH NHÂN NGỪNG TUẦN HOÀN DO CĂN NGUYÊN TIM MẠCH

Bùi Mạnh Cường1, Nguyễn Văn Chi2,, Phạm Xuân Thắng2, Nguyễn Tuấn Đạt2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá biến chứng của liệu pháp hạ thân nhiệt ở bệnh nhân ngừng tuần hoàn do căn nguyên tim mạch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang hồi cứu hồ sơ bệnh án trên toàn bộ 35 bệnh nhân ngừng tuần hoàn do căn nguyên tim mạch từ tháng 05 năm 2015 tới tháng 12 năm 2018. Kết quả: Bệnh nhân sau liệu pháp hạ thân nhiệt: 100% gặp phải biến chứng rét run 5,7% biến chứng co giật và 14,3% biến chứng chảy máu trên lâm sàng. Chỉ số kali tăng từ 3,4 ± 0,5 mmol/l tại thời điểm nhập viện lên 4,7 ± 0,9 mmol/l vào giai đoạn làm ấm và giảm xuống 4,4 ± 1,0 mmol/l sau liệu pháp hạ thân nhiệt. Chỉ số tiểu cầu tại thời điểm nhập viện là 266 ± 61 (g/l) giảm xuống 150 ± 60 (g/l) sau liệu pháp hạ thân nhiệt (p < 0,05). Ngoại tâm thu gặp ở 2,9% bệnh nhân. 51,4% bệnh nhân có biến chứng viêm phổi do thở máy. Kết luận: Rét run, rối loạn đông máu và biến chứng nhiễm trùng là các biến chứng thường gặp ở bệnh nhân ngừng tuần hoàn sau liệu pháp hạ thân nhiệt. Trong quá trình thực hiện liệu pháp hạ thân nhiệt cần theo dõi sát, phát hiện và xử trí các biến chứng kịp thời

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cổng thông tin Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh viện Bạch Mai - Hội nhập và Phát triển (2011-2016). Tại trang web: . Truy cập ngày: 09/19/2022.
2. Nielsen N., Hovdenes J., Nilsson F., et al. (2009). Outcome, timing and adverse events in therapeutic hypothermia after out-of-hospital cardiac arrest. Acta Anaesthesiol Scand, 53(7), 926–934.
3. Lee B.K., Park K.N., Kang G.H., et al. (2014). Outcome and current status of therapeutic hypothermia after out-of-hospital cardiac arrest in Korea using data from the Korea Hypothermia Network registry. Clin Exp Emerg Med, 1(1), 19–27.
4. Andersen L.W., Holmberg M.J., Berg K.M., et al. (2019). In-Hospital Cardiac Arrest. JAMA, 321(12), 1200–1210.
5. Nguyễn Tuấn Đạt, Nguyễn Văn Chi, Hà Trần Hưng, et al. (2022). Nhận xét một số biến chứng của phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy với đích 33°C trong điều trị bệnh nhân hôn mê sau ngừng tuần hoàn. Tạp Chí Y Học Việt Nam, 516(1), 152–155.
6. Knight W.A., Hart K.W., Adeoye O.M., et al. (2013). The incidence of seizures in patients undergoing therapeutic hypothermia after resuscitation from cardiac arrest. Epilepsy Res, 106(3), 396–402.
7. Lundbye J.B., Rai M., Ramu B., et al. (2012). Therapeutic hypothermia is associated with improved neurologic outcome and survival in cardiac arrest survivors of non-shockable rhythms. Resuscitation, 83(2), 202–207.
8. Kirkegaard H., Søreide E., de Haas I., et al. (2017). Targeted Temperature Management for 48 vs 24 Hours and Neurologic Outcome After Out-of-Hospital Cardiac Arrest. JAMA, 318(4), 341–350.