ĐÁNH GIÁ THỊ LỰC TƯƠNG PHẢN SAU PHẪU THUẬT ĐỤC THỂ THỦY TINH

Nguyễn Hạnh Giang1,, Nguyễn Đức Anh1, Nguyễn Minh Phú2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Mắt Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thị lực tương phản và một số yếu tố ảnh hưởng đến thị lực tương phản trên các bệnh nhân sau phẫu thuật đục thể thủy tinh tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 50 mắt sau phẫu thuật đục thể thủy tinh tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 từ 12/2022 đến 4/2023. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là 65 ± 9.5 với 24 nam và 26 nữ. Tỉ lệ mắt đục thể thủy tinh là mắt phải là 54%, mắt trái là 46%. Phân bố mức độ đục nhân thể thủy tinh là độ 2 (12%), độ 3 (50%), độ 4 (22%) và độ 5 (16%). Sau phẫu thuật thị lực chỉnh kính tối đa của các mắt chủ yếu trong khoảng 20/30 đến 20/40 (54%), còn lại là thị lực trên 20/30 (18%) và từ 20/40 đến 20/100 (28%). Thị lực tương phản sau phẫu thuật cải thiện đáng kể so với thời điểm trước phẫu thuật và ổn định sau 2 tháng. Phần lớn các mắt có thị lực tương phản nằm trong giới hạn bình thường tại các tần số không gian thấp và trung bình (1.5 cpg, 3 cpg, 6 cpg) và thấp hơn giá trị bình thường tại các tần số không gian cao (12 cpg, 18 cpg). Một số yếu tố ảnh hưởng tới thị lực tương phản sau phẫu thuật bao gồm tuổi, hiện tượng chói lóa và quầng sáng. Kết luận: Đục thể thủy tinh là một trong số những bệnh lý nhãn khoa thường gặp nhất. Đánh giá thị lực tương phản góp phần cải thiện chức năng thị giác và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân sau phẫu thuật đục thể thủy tinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Ventruba J. [The influrence of visual acuity and contrast sensitivity on subjective evaluation of visual function before and after cataract surgery]. Cesk Slov Oftalmol. 2005;61(4):265-272.
2. Longo A, Uva MG, Reibaldi A, Avitabile T, Reibaldi M. Long-term effect of phacoemulsification on trabeculectomy function. Eye (Lond). 2015; 29(10):1347-1352.
3. Vingopoulos F, Kasetty M, Garg I, et al. Active Learning to Characterize the Full Contrast Sensitivity Function in Cataracts. OPTH. 2022;16:3109-3118.
4. Trần Thị Phương Thu, Phạm Nguyên Huân. Đánh giá kết quả phẫu thuật đục thể thủy tinh đặt kính nội nhãn giả điều tiết Acrysof Restor ở hai mắt tại Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh. Published 2006.
5. Mela EK, Gartaganis SP, Koliopoulos JX. Contrast sensitivity function after cataract extraction and intraocular lens implantation. Doc Ophthalmol. 1996;92(2):79-91.
6. Mohammadi A, Hashemi H, Mirzajani A, Yekta A, Jafarzadehpur E, Khabazkhoob M. Comparison of two methods for measuring contrast sensitivity in anisometropic amblyopia. Journal of Current Ophthalmology. 2018; 30(4):343-347.
7. Derefeldt G, Lennerstrand G, Lundh B. Age Variations in Normal Human Contrast Sensitivity. Acta Ophthalmologica. 1979;57(4):679-690.
8. Rubin GS. Comparison of Acuity, Contrast Sensitivity, and Disability Glare Before and After Cataract Surgery. Arch Ophthalmol. 1993;111(1):56.