ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN ĐIỀU TRỊ VÀ QUẢN LÝ BỆNH NHÂN SỎI ĐƯỜNG MẬT TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm các phương pháp điều trị và tình trạng ra viện của bệnh nhân sỏi đường mật. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 1165 bệnh nhân sỏi đường mật với 1385 lượt điều trị nội trú, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 1/2021 tới 12/2022 về tỷ lệ các phương pháp điều trị, số lần nhập viện, thời gian nằm viện trung bình và kết cục điều trị của nhóm bệnh nhân. Kết quả: 53% bệnh nhân là nữ, và 58,19% bệnh nhân trên 60 tuổi. Ngày nằm viện trung bình của bệnh nhân sỏi đường mật là 6,9 ngày, của bệnh nhân điều trị nội khoa là 5,94 ngày, và điều trị ngoại khoa là 8,04 ngày. Biến chứng nặng của sỏi đường mật bao gồm viêm đường mật mức độ nặng (15,74%), sốc nhiễm khuẩn (7,73%). Có 26 lượt điều trị tại khoa hồi sức tích cực, với thời gian điều trị trung bình tại khoa là 4,21 ngày. Trong 1165 bệnh nhân, có 85% chỉ nhập viện điều trị 1 lần; và phẫu thuật làm tăng nguy cơ tái nhập viện ở bệnh nhân sỏi đường mật so với điều trị nội khoa (OR (95%CI) =1,57 (1,34-1,89); P<0,0001). Nội soi mật tụy ngược dòng là phương pháp điều trị chủ yếu (55,52%) với nhóm bệnh này; Trong khi đó, có 16,1% số bệnh nhân chỉ cần điều trị nội khoa cơ bản. Cuối cùng, có 99,71% số bệnh nhân sỏi đường mật được điều trị ổn định và ra viện. Kết luận: Sỏi đường mật là bệnh hay gặp, có tỷ lệ điều trị bệnh ổn định rất cao, thời gian nằm viện ngắn, kể cả với nhóm bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện TƯQĐ 108.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
NSMTND, nội soi mật tụy ngược dòng.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Anh Tân, Dương Hồng Thái, Kết quả điều trị sỏi ống mật chủ bằng kỹ thuật nội soi mật tuỵ ngược dòng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Tạp chí y học Việt Nam, 2022. 511(2): p. 62-5.
3. Nguyễn Công Long, Lục Lê Long, Đánh giá kết quả phương pháp nội soi mật tuỵ ngược dòng ở bệnh nhân sỏi ống mật chủ tại bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí y học Việt Nam, 2022. 513: p. 62-5.
4. Viện nghiên cứu Khoa học Y Dược Lâm sàng 108, Giáo trình bệnh học nội tiêu hoá. 2017: Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
5. Ahmed, M., Acute cholangitis - an update. World J Gastrointest Pathophysiol, 2018. 9(1): p. 1-7.
6. Kiriyama, S., et al., Tokyo Guidelines 2018: diagnostic criteria and severity grading of acute cholangitis (with videos). J Hepatobiliary Pancreat Sci, 2018. 25(1): p. 17-30.
7. Stinton, L.M.,E.A. Shaffer, Epidemiology of gallbladder disease: cholelithiasis and cancer. Gut Liver, 2012. 6(2): p. 172-87.
8. Tazuma, S., Gallstone disease: Epidemiology, pathogenesis, and classification of biliary stones (common bile duct and intrahepatic). Best Pract Res Clin Gastroenterol, 2006. 20(6): p. 1075-83.