ĐẶC ĐIỂM TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ VÀ MỐI LIÊN QUAN ĐẾN KẾT CỤC THAI KỲ CỦA BÀ MẸ NGƯỜI DÂN TỘC KHMER TỈNH TRÀ VINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tăng huyết áp thai kỳ là một biến chứng nội khoa thường gặp, là một trong ba nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho bà mẹ trên toàn thế giới. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp thai kỳ và mối liên quan đến kết cục thai kỳ của bà mẹ dân tộc Khmer. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả dọc hồi cứu 428 hồ sơ bệnh án bà mẹ dân tộc Khmer được chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ trong 3 năm 2018 – 2020. Kết quả nghiên cứu: Tăng huyết áp đơn thuần trong thai kỳ: 8,4%. Nhóm tiền sản giật chiếm 87,2% (TSG có dấu hiệu nặng 47,2%). Tiền sản giật trên người THA mạn tính: 2,1%. Tăng huyết áp mạn tính: 2,3%. Kết cục thai kỳ xấu chung (KCX): 27,3%. Các yếu tố liên quan: Sản phụ sinh con thiếu tháng từ 34 - <37 tuần tăng nguy cơ gặp KCX cho cả mẹ và bé gấp 4,1 lần (KTC 95%: 2,1-8,7). Sản phụ sinh con thiếu tháng từ <34 tuần tăng nguy cơ gặp KCX cho cả mẹ và bé gấp 18,6 lần (KTC 95%: 2,1-169,3). Sản phụ có thiếu máu độ 2 tăng nguy cơ có KCX gấp 3,1 lần (KTC 95%: 1,3-7,4). Kết Luận: Trong số THA thai kỳ, sản phụ dân tộc Khmer có tỷ lệ 89,3% tiền sản giật cao hơn hẳn so với dân số chung khác.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tăng huyết áp thai kỳ, kết cục thai kỳ, bà mẹ dân tộc Khmer
Tài liệu tham khảo
2. Huỳnh Minh Hồng và Châu Ngọc Hoa (2017), "Khảo sát tỷ lệ và đặc điểm dân số tăng huyết áp thai kỳ tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định", Tạp chí Y học TP HCM. 21(1), Trang:152.
3. Nguyễn Thanh Hưng, Phan Trung Hòa Võ Minh Tuấn (2020), "Kết cục thai kỳ và các yếu tố liên quan của những trường hợp được chẩn đoán tiền sản giật nặng ở tuổi thai từ 28 đến 32 tuần tại Bệnh viện Từ Dũ", Tạp chí Y học TP HCM. 24(1), tr 83 - 90.
4. Phan Thanh Bình (2017), Thực trạng bệnh tăng huyết áp ở người Khmer và hiệu quả một số biện pháp can thiệp, luận văn tiến sỹ y tế công cộng, Viện dịch tể Trung Ương, Hà Nội.
5. ACOG (2020), "Gestational Hypertension and Preeclampsia", ACOG Practice Bulletin,222.
6. Emergent Therapy for Acute-Onset (2019), " Severe Hypertension During Pregnancy and the Postpartum Period", ACOG. 767(133).
7. Gibbone E Marozio L, Polarolo G, Carbonara C, et al, (2016), "Expectant Management of Severe Preeclampsia Remote from Term: A Hospital-Based Survey", Ann Reprod Med Treat. 1(1), pp.1005-1011.
8. Leon MG Moussa HN, Marti A, Chediak A, Pedroza C, Blackwell SC, Sibai BM. (2017), "Pregnancy Outcomes in Women with Preeclampsia Superimposed on Chronic Hypertension with and without Severe Features", Am J Perinatol. 34(4), pp 403-408.