MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG NGOÀI VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI BỆNH PARKINSON GIAI ĐOẠN TRUNG BÌNH VÀ NẶNG

Nguyễn Thị Bích Lệ1,, Nguyễn Văn Liệu1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh Parkinson là một rối loạn thần kinh thoái hóa tiến triển. Bên cạnh các rối loạn vận động, các rối loạn ngoài vận động xuất hiện rất phổ biến và ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người bệnh Parkinson. Việc quan tâm đúng mức đến các rối loạn ngoài vận động mang lại hiệu quả điều trị tối ưu, đặc biệt ở người bệnh giai đoạn trung bình và nặng. Mục tiêu: Mô tả một số rối loạn ngoài vận động ở người bệnh Parkinson giai đoạn trung bình và nặng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 93  người bệnh Parkinson giai đoạn trung bình và nặng tại Khoa Khám Bệnh – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 3 năm 2022 đến tháng 9 năm 2023. Kết quả: Có 41 người bệnh nữ và 52 người bệnh nam với độ tuổi trung bình 65,11± 11,23 tuổi, chủ yếu phân bố tuổi trên 70 tuổi (chiếm 38,7%): triệu chứng tim mạch xuất hiện phổ biến với 67,7% trong nhóm nghiên cứu; Trong các rối loạn giấc ngủ, buồn ngủ quá mức ban ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (85%), ít gặp hội chứng chân không nghỉ (30,1%); Đa phần người bệnh trong nghiên cứu có biểu hiện lo âu (96,8%) và trầm cảm (83,9%); Tỷ lệ các triệu chứng loạn thần trong nhóm người bệnh nghiên cứu tương đối thấp (ảo giác 7,5%, hoang tưởng 8,6 %); Phần lớn người bệnh biểu hiện rối loạn trí nhớ (89,25%) và khó  tập trung (87,1%); Rối loạn tiêu hóa hay gặp nhất là táo bón (82,8%); Rối loạn tiểu tiện hay gặp nhất là tiểu đêm (65,6); Ít gặp nhất là triệu chứng tiểu khẩn cấp (11%); Giảm ham muốn tình dục khá hay gặp trong Parkinson (90,4%) Kết luận: bên cạnh các rối loạn vận động, các rối loạn ngoài vận động xuất hiện rất thường xuyên và nặng nề, thầy thuốc cần quan tâm hơn đến vấn đề này trong thực hành lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Quang Cường, in Bệnh và hội chứng Parkinson. 2002, Nhà xuất bản Y học Hà Nội: Hà Nội.
2. Martinez-Martin, P., International study on the psychometric attributes of the Non-Motor Symptoms Scale in Parkinson disease. Neurology, 2009. 73: p. 1584- 1591.
3. Hinnell, C., Nonmotor Versus Motor Symptoms: How Much Do They Matter to Health Status in Parkinson’s Disease? Movement Disorder, 2012. 27: p. 236-241.
4. Poewe, W., Non-motor symptoms in Parkinson's disease. European Journal of Neurology, 2008. 15: p. 14-20.
5. Swick, T.J., Parkinson’s Disease and Sleep/Wake Disturbances. Hindawi Publishing Corporation, 2012. 2012: p. 1-14.
6. Raggi et al, A., Impact of nonmotor symptoms on disability in patients with Parkinson's disease. International Jounal of Rehabilitation Reseach, 2011. 34: p. 316- 320.
7. Chaudhuri et al, K.R., The Nondeclaration of Nonmotor Symptoms of Parkinson’s Disease to Health Care Professionals: An International Study Using the Nonmotor Symptoms Questionnaire. Movement Disorder, 2010. 25(6): p. 704-709.
8. Kishnan et al, S., Do Nonmotor symptoms in Parkinson' s disease differ from normal aging? Movement Disorder, 2011. 26: p. 2110-2113.