ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG Ở BỆNH NHÂN SAU ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GÃY TRÊN LỒI CẦU XƯƠNG CÁNH TAY Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Hà Thị Khánh Huyền1,, Nguyễn Thị Kim Liên1,2
1 Trường đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả phục hồi chức năng ở bệnh nhân sau điều trị bảo tổn gãy trên lồi cầu xương cánh tay (TLCXCT) ở trẻ em. Đối tượng: Chúng tôi tiến hành đánh giá trên 92 trẻ gãy trên lồi cầu xương cánh tay được khám và điều trị bảo tồn tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ tháng 10/2022 đến tháng 6/2023. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp có đối chứng, so sánh trước sau can thiệp. Nhóm can thiệp gồm 42 trẻ được can thiệp chương trình phục hồi chức năng tại viện hoặc tại nhà theo hướng dẫn và giám sát của bác sĩ và kỹ thuật viên, đảm bảo được khả năng theo sát chương trình tập luyện; Nhóm chứng gồm 42 trẻ không có điều kiện và khả năng tham gia vào chương trình can thiệp. Kết quả: Mức độ giảm đau trung bình ở cả hai nhóm đều có sự cải thiện. Sau 1 tháng, trẻ nhóm can thiệp có mức độ giảm đau đáng kể so với nhóm chứng (p<0.05). Tầm vận động chủ động khớp gấp – duỗi khuỷu ở nhóm can thiệp có sự cải thiện có ý nghĩa thống kê sau 2 tuần và sau 1 tháng so với nhóm chứng (p<0.05). Chức năng vai, cánh tay, bàn tay có sự cải thiện từ sau 2 tuần so với thời điểm ngày đầu can thiệp ở nhóm can thiệp. Kết luận: Can thiệp phục hồi chức năng cho bệnh nhân ngay sau gãy TLCXCT ở trẻ em giúp trẻ cải thiện mức độ đau, tầm vận động khớp khuỷu và cải thiện chức năng vai, cánh tay, bàn tay.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sầm Văn Hải. Kết quả điều trị bảo tồn gãy trên lồi cầu xương cánh tay trẻ em tại bệnh viện Việt Đức. Trường đại học Y Hà Nội. 2016. http://thuvien.hmu.edu.vn/pages/cms/BookReader.aspx?Url=/pages/cms/TempDir/books/201801301515-ce121dce-6c3d-41de-a54a-3fdd981b485a//Preview&TotalPage=3&ext=jpg#page/1/mode/2up
2. Vũ Văn Khoa. Nhận xét kết quả điều trị bảo tồn gãy trên lồi cầu xương cánh tay trẻ em tại bệnh viện Việt Đức. Tạp chí Y học Việt Nam. 2019;41-43. https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/ article/view/2866/2659
3. Isa AD, Furey A, Stone C. Functional outcome of supracondylar elbow fractures in children: a 3- to 5-year follow-up. Canadian Journal of Surgery. 2014;57(4):241-246. doi:10.1503/cjs.019513
4. Parsch D, Loesel S, Lehner B, Carstens C. Post-traumatic loss of function and malunion of the elbow. Orthopade. 2001;30(9):602-609. doi:10.1007/s001320170047
5. Poggiali P, Nogueira FCS, Nogueira MP de M. Management of Supracondylar Humeral Fracture in Children. Rev Bras Ortop (Sao Paulo). 2020;57(1):23-32. doi:10.1055/s-0040-1709734
6. Sandeep Sonone, Surendar Singh Bava, Aditya Dahapute. The Recovery of Elbow Range of Motion After Treatment of Supracondylar Fractures of Humerus in Children. International Journal of Scientific Reseach. 2016;5. https://www.worldwidejournals.com/international-journal-of-scientific-research-(IJSR)/recent_issues _pdf/2016/May/May_2016_1492762188__53.pdf
7. Wang YL, Chang WN, Hsu CJ, Sun SF, Wang JL, Wong CY. The recovery of elbow range of motion after treatment of supracondylar and lateral condylar fractures of the distal humerus in children. J Orthop Trauma. 2009;23(2):120-125. doi:10.1097/BOT.0b013e318193c2f3