ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN NUỐT Ở TRẺ BẠI NÃO DƯỚI 6 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HÀ NỘI

Chu Thị Nhung 1,, Nguyễn Hoài Nam 1, Nguyễn Thị Tân Uyên 1, Vũ Thị Bích Hạnh 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến rối loạn nuốt ở trẻ bại não dưới 6 tuổi tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, 69 trẻ bại não dưới 6 tuổi khám và điều trị tại khoa Nhi – Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội từ tháng 10/2022 đến tháng 7/2023. Trẻ được đánh giá rối loạn nuốt bằng thang điểm Khảo sát rối loạn nuốt - DDS, đánh giá tình trạng chảy dãi bằng thang điểm chảy dãi Thomas – Stonell và Greenberg, đánh giá chức năng vận động thô bằng thang phân loại chức năng vận động thô – GMFCS. Kết quả: Trong số 69 trẻ tham gia nghiên cứu có 59 trẻ bị rối loạn nuốt chiếm tỷ lệ 81.2%, điểm DDS trung bình của nhóm nghiên cứu là 5.1 ± 5.18. Rối loạn nuốt gặp ở tất cả các mức độ GMFCS, nguy cơ trẻ bại não có rối loạn nuốt vừa – nặng ở nhóm GMFCS IV-V cao gấp 13 lần so với nhóm trẻ mức độ I-III (Cl95% = 3.89 – 43.5, p<0.01). Ngoài ra rối loạn nuốt ở trẻ bại não liên quan chặt chẽ đến thể bại não trong đó thể loạn động có điểm DDS trung bình 12.4 ± 6.5 cao hơn đáng kể so với thể co cứng là 4.94 ± 5.06. Trong nhóm trẻ bại não thể co cứng, liệt tứ chi có tỷ lệ rối loạn nuốt cũng như điểm DDS trung bình cao hơn so với liệt nửa người và liệt hai chân. Trẻ có chảy dãi nguy cơ rối loạn nuốt vừa – nặng cao gấp 9.61 lần ở trẻ không chảy dãi. Kết luận: Tỷ lệ rối loạn nuốt gặp ở trẻ bại não là 81.2%, xuất hiện ở tất cả các mức độ GMFCS. Có mối liên quan đáng kể giữa mức độ rối loạn nuốt và thể bại não, chức năng vận động thô (GMFCS), định khu giải phẫu và tình trạng chảy dãi ở trẻ bại não.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bax M, Goldstein M, Rosenbaum P, et al. Proposed definition and classification of cerebral palsy, April 2005. Dev Med Child Neurol. 2005;47(8): 571-576. doi: 10.1017/ s001216220500112x
2. Oskoui M, Coutinho F, Dykeman J, Jetté N, Pringsheim T. An update on the prevalence of cerebral palsy: a systematic review and meta-analysis. Dev Med Child Neurol. 2013;55(6):509-519. doi:10.1111/dmcn.12080
3. Arneson CL, Durkin MS, Benedict RE, et al. Prevalence of cerebral palsy: Autism and Developmental Disabilities Monitoring Network, three sites, United States, 2004. Disabil Health J. 2009;2(1):45-48. doi:10.1016/j.dhjo.2008.08.001
4. Surveillance of Cerebral Palsy in Europe. Surveillance of cerebral palsy in Europe: a collaboration of cerebral palsy surveys and registers. Surveillance of Cerebral Palsy in Europe (SCPE). Dev Med Child Neurol. 2000;42(12):816-824. doi:10.1017/s0012162200001511
5. Benfer KA, Weir KA, Bell KL, Ware RS, Davies PSW, Boyd RN. Oropharyngeal dysphagia in preschool children with cerebral palsy: oral phase impairments. Res Dev Disabil. 2014;35(12): 3469-3481. doi: 10.1016/j.ridd. 2014.08.029
6. Benfer KA, Weir KA, Bell KL, Ware RS, Davies PSW, Boyd RN. Validity and reproducibility of measures of oropharyngeal dysphagia in preschool children with cerebral palsy. Dev Med Child Neurol. 2015;57(4):358-365. doi:10.1111/dmcn.12616
7. Calis EA, Veugelers R, Sheppard JJ, Tibboel D, Evenhuis HM, Penning C. Dysphagia in children with severe generalized cerebral palsy and intellectual disability. Dev Med Child Neurol. 2008;50(8): 625-630. doi: 10.1111/j.1469-8749. 2008.03047.x
8. Reilly S, Skuse D, Poblete X. Prevalence of feeding problems and oral motor dysfunction in children with cerebral palsy: a community survey. J Pediatr. 1996;129(6): 877-882. doi: 10.1016/ s0022-3476(96)70032-x