ĐÁNH GIÁ CỘNG HƯỞNG TỪ LƯỠNG THAM SỐ TRƯỚC SINH THIẾT KẾT HỢP VỚI KHÁNG NGUYÊN ĐẶC HIỆU TỶ TRỌNG VÙNG CHUYỂN TIẾP TRONG VIỆC PHÁT HIỆN VÀ LOẠI TRỪ UNG THƯ VÙNG CHUYỂN TIẾP TUYẾN TIỀN LIỆT ĐIỂM GLEASON 7–10
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích: Đánh giá giá trị tiên đoán khi kết hợp cộng hưởng từ lưỡng tham số và PSA tỷ trọng vùng chuyển tiếp (PSAdTZ) trong việc phát hiện và loại trừ ung thư vùng chuyển tiếp tuyến tiền liệt có điểm Gleason từ 7-10, từ đó có chiến lược sinh thiết tốt nhất, cân bằng giữa rủi ro và lợi ích. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đánh giá 60 bệnh nhân nam nghi ngờ ung thư TTL trên lâm sàng (PSA cao hoặc bất thường khi thăm trực tràng) từ tháng 2/2019 đến tháng 5/2022. Tất cả bệnh nhân đều được chụp CHT lưỡng tham số (chuỗi xung T2W và chuỗi xung khuếch tán), sau đó là sinh thiết hệ thống và sinh thiết đích lần đầu các ổ tổn thương nghi ngờ ở vùng chuyển tiếp trên CHT. Các điểm số CHT lưỡng tham số và ngưỡng PSAdTZ khác nhau được sử dụng để đánh giá tỷ lệ phát hiện ung thư Gleason 7–10 và tỷ lệ tránh được sinh thiết khi đối chiếu với kết quả mô bệnh học. Kết quả: Ung thư vùng chuyển tiếp được phát hiện ở 27/60 (chiếm 45%) trong đó có 20/60 ung thư điểm Gleason 7–10 (chiếm 33%), còn 33/60 tổn thương không phải ung thư (chiếm 55%). Giá trị trung vị (khoảng tứ phân vị) của tuổi, thể tích vùng chuyển tiếp TTL, PSA toàn phần, PSA tỷ trọng vùng chuyển tiếp (PSAdTZ) lần lượt là 66 tuổi (62–70), 30.7 cc (17.2-40), 17.3 ng/ml (11.1–39.3) và 0.74 ng/ml/ cc (0.27- 2.1). Với điểm số CHT lưỡng tham số ≤ 3, có 27 bệnh nhân trong đó có 2 BN ung thư điểm Gleason 7–10, còn 24 BN không phải ung thư (sinh thiết quá mức). Kết hợp điểm số CHT lưỡng tham số ≤3 và PSAdTZ > 0.6 ng/ml/cc, chỉ còn 10 BN nhưng vẫn phát hiện được 2 BN ung thư điểm Gleason 7–10 nhưng hạn chế sinh thiết được 16 BN không phải ung thư (chỉ còn 8 BN sinh thiết quá mức). Với điểm số CHT lưỡng tham số ≥ 4, có 33 BN trong đó có 18 BN ung thư điểm Gleason 7–10 và 9 BN không phải ung thư (sinh thiết quá mức). Kết hợp điểm số CHT lưỡng tham số ≥ 4 và PSAdTZ > 0.6 ng/ml/cc, có 23 BN trong đó có 17 BN ung thư điểm Gleason 7–10 (bỏ sót 1 ung thư loại này) nhưng chỉ còn 4 BN không phải ung thư (giảm được 5 trường hợp sinh thiết quá mức). Như vậy, PSAdTZ đã ảnh hưởng đáng kể đến các giá trị tiên đoán của CHT lưỡng tham số trong việc phát hiện và loại trừ ung thư điểm Gleason 7–10. Điều này làm giảm 64% số BN sinh thiết không cần thiết (21/33) trong khi chỉ bỏ sót 5% (1/20) tổn thương ung thư điểm Gleason 7–10. Kết luận: Kết hợp CHT lưỡng tham số với PSAdTZ cải thiện độ chính xác chẩn đoán và giá trị tiên đoán để phát hiện ung thư vùng chuyển tiếp điểm Gleason 7–10 ở BN sinh thiết lần đầu. Kết hợp kết quả CHT lưỡng tham số với ngưỡng PSAdTZ > 0.6 ng/ml/cc là chiến lược chọn lọc BN sinh thiết tốt nhất, cân bằng giữa rủi ro và lợi ích một cách hiệu quả.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Thompson JE et al. The diagnostic performance of multiparametric magnetic resonance imaging to detect significant prostate cancer. J Urol 2016;195:1428–35.
3. Borofsky S, George AK, Gaur S, et al. What are we missing? False- negative cancers at multiparametric MR imaging of the prostate. Radiology 2018;286:186–95.
4. NordströmT et al. Prostate-specific antigen (PSA) density in the diagnostic algorithm of prostate cancer. Prostate Cancer Prostatic Dis 2018;21:57–63.
5. Jue JS et al. Re-examining prostate-specific antigen (PSA) density: defining the optimal PSA range and patients for using PSA density to predict prostate cancer using extended template biopsy. Urology 2017;105:123- 8.
6. Rais-Bahrami S et al. Diagnostic value of biparametric magnetic resonance imaging (MRI) as an adjunct to prostate-specific antigen (PSA)-based detection of prostate cancer in men without prior biopsies. BJU Int 2015;115:381–8.
7. Etzioni R, Tsodikov A, Mariotto A, Szabo A, Falcon S, Wegelin J, et al. Quantifying the role of PSA screening in the US prostate cancer mortality decline. Cancer Causes Control. 2008;19:175–181.
8. Rosenkrantz AB, Kim S, Campbell N, Gaing B, Deng F-M, Taneja SS. Transition zone prostate cancer: revisiting the role of multiparametric MRI at 3 T. American Journal of Roentgenology. 2015;204(3):W266-W272.
9. Nadler RB, Humphrey PA, Smith DS, Catalona WJ, Ratliff TL. Effect of inflammation and benign prostatic hyperplasia on elevated serum prostate specific antigen levels. J Urol. 1995;154(2 Pt 1):407–413.
10. Kang SH, Bae JH, Park HS, Yoon DK, Moon DG, Kim JJ, et al. Prostate-specific antigen adjusted for the transition zone volume as a second screening test: a prospective study of 248 cases. Int J Urol. 2006;13:910–914.