MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

Ngô Anh Vinh 1,, Trần Anh Pháp 2
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Bệnh viện Thành phố Hà Tĩnh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Hà Tĩnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 420 bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Hà Tĩnh từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2022. Kết quả: Nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn ở nhóm con của những mẹ có học vấn thấp so với con của mẹ có học vấn cao (p<0,05), ở gia đình có trên 2 con so với con ở gia đình chỉ có từ 1-2 con (p<0,05), ở gia đình nghèo và cận nghèo so với con của gia đình khá giả (p<0,05). Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp hơn ở nhóm trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu so với trẻ không được bú mẹ hoàn toàn (p<0,05). Tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn ở trẻ có cân nặng khi sinh dưới 2500 gram so với trẻ có cân nặng khi sinh trên 2500 gram (p<0,05), ở các bà mẹ tăng cân trong qua trình mang thai < 8 kg so với con của bà mẹ tăng cân trên 8kg (p<0,05). Bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường của mẹ trong quá trình mang thai có ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng của con (p<0,05). Kết luận: Yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi bao gồm: trình độ học vấn của mẹ, thu nhập của gia đình, số con trong gia đình, trẻ không bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cân nặng khi sinh của trẻ dưới 2500g, mẹ tăng cân khi có thai dưới 8 kg, mẹ mắc các bệnh lý trong quá trình mang thai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (2016). The global strategy for women’s, children’s and adolescent’s health (2016–2030) survive, thrive, transform. Availablefrom: https://www.who.int/data/maternal-newborn-child-adolescent-ageing/global-strategy-data.
2. Viện Dinh dưỡng (2015). “Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em” http://www.nutrition.org.vn/news/vi/106/61/a/so-lieu-thong-ke-ve-tinh-trang-dinh-duong-tre-em-qua-cac-nam.aspx.
3. UNICEF, WHO, World Bank (2020). Levels and trends in child malnutrition: Key findings of the 2020 Edition of the Joint Child malnutrition estimates. Geneva: WHO, 24 (2), p. 1–16.
4. Indiran Govender, Selvandran Rangiah, RamprakashKaswa, et al (2020). Malnutrition in children under the age of 5 years in a primary health care setting..S Afr Fam Pract.; 63(1): 5337.
5. Phạm Văn Hùng, Trần Hồng Trâm, Đoàn Hữu Thiển, Nguyễn Duy Thái (2022). Thực trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan củatrẻ em dưới 5 tuổi tại xã Chí Minh, Tứ Kỳ, Hải Dương. Tạp chí Y học Việt Nam.516 (2), 123-128
6. Phạm Thị Thu, Trương Tuyết Mai, Vũ Văn Thái (2017). “Tình trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em từ 36-59 tháng tuổi tại 2 xã huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm; 13(1),65-72.
7. Makanjana O, Naicker A (2021). Nutritional status of children 24–60 months attending early child development centres in a semi-rural community in South Africa. Int J Environ Res Public Health;18(1):1–11.
8. Phan Thị Thanh Tâm, Trần Thúy Nga, Trần Khánh Vân và cộng sự (2020).Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ 24-71 tháng tại một số trường Mầm non huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên năm 2020. Tạp chí Y học Việt Nam, 516 (1), 289-293
9. Zhang N, Ma G (2018). Interpretation of WHO guideline: Assessing and managing children at primary health-care facilities to prevent overweight and obesity in the context of the double burden of malnutrition. Glob Heal J. 2018;2(2):1–13.
10. Das JK, Salam RA, Saeed M, Kazmi FA, Bhutta ZA (2020). Effectiveness of interventions for managing acute malnutrition in children under five years of age in. Nutrients;12(1):(116).