KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU SAU MỔ CHO BỆNH NHÂN NỘI SOI CẮT THẬN GHÉP TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Lê Nguyên Vũ 1,2,, Trần Hà Phương 1
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2 Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả giảm đau cho bệnh nhân sau phẫu thuật hiến thận ở người hiến thận tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Phương pháp nghiên cu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 166 người hiến thận sau phẫu thuật nội soi qua phúc mạc được sử dụng phương pháp giảm đau theo phác đồ chung bao gồm giảm đau đường tĩnh mạch bệnh nhân (BN) tự điều khiển kết hợp tê thấm tại chỗ bằng anaropin 2% tiêm dưới da. Hiệu quả giảm đau được đánh giá  thông qua thang VAS, khi rút ống nội khí quản, khi chuyển về khoa phòng, thời gian tái lập lưu thông ruột, các biến số hậu phẫu. Kết quả: Nghiên cứu trên 166 bệnh nhân có 86 nam 80 nữ, thời gian phẫu thuật phải/trái: 115,1±22,75 phút/120,33±22,57 phút, 4 trocar đối với thận phải 3 trocar với thận trái, đường rạch da lấy thận dài khoảng 10cm. Sau 2 giờ rút ống nội khí quả  96,3% BN có điểm VAS < 4, ngày đầu tiên sau mổ khi bệnh nhân ở khoa phòng tỷ lệ đau nhẹ (VAS 3-4 điểm) chiếm tỉ lệ cao 93,37%. Nhưng vẫn còn 11 trường hợp chiếm 6,63% đau mức độ vừa (VAS 5-6 điểm). Các ngày sau hầu như không đau. Tỉ lệ gặp các tác dụng không mong muốn thấp. Kết luận: Kết quả giảm đau sau mổ bằng phương pháp tê thấm vết mổ, kết hợp với phương pháp người bệnh tự kiểm soát (PCA) có hiệu quả giảm đau tốt, thời gian phục hồi trung tiện sớm hơn và đem lại sự hài lòng của người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hữu Tú (2014). Dự phòng và chống đau. Gây mê hồi sức. NXB y học.
2. Lentine K.L., Kasiske B.L., Levey A.S., et al. (2017). KDIGO Clinical Practice Guideline on the Evaluation and Care of Living Kidney Donors. Transplantation, 101, 1–109
3. Savran-Karadeniz M, Kisa I, Salviz EA, et al. Can surgical approach affect postoperative analgesic requirements following laparoscopic nephrectomy: Transperitoneal versus retroperitoneal? A prospective clinical study. Arch Esp Urol. 2017; 70(6): 603-611
4. Nguyễn Trần Hoàng (2022) Đánh giá hiệu quả của gây tê mặt phẳng cơ dựng sống hai bên bằng hỗn hợp Anaropin và Dexamethasone cho giảm đau trong và sau phẫu thuật sỏi đường mật. Luân văn Thạc sĩ, đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn, T. P., Phạm, V. Đông, & Võ, V. H. (2023). HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU ĐA MÔ THỨC SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG VÀ SAU PHÚC MẠC LẤY THẬN GHÉP Ở NGƯỜI HIẾN SỐNG. Tạp Chí Y Dược học quân sự, 48(6), 87-97. https://doi.org/ 10.56535/jmpm.v48i6.384
6. Abu Elyazed MM, Mostafa SF, Abdelghany MS, Eid GM. Ultrasound-Guided Erector Spinae Plane Block in Patients Undergoing Open Epigastric Hernia Repair: A Prospective Randomized Controlled Study. Anesth Analg. 2019; 129(1): 235-240. doi:10.1213/ ANE. 0000000000004071
7. Vũ Thị Hằng (2021) Sự hài lòng của người bệnh khi được sử dung phương pháp giảm đau ngoài màng cứng sau phẫu thuật vùng bụng. Tạp chí Điều Dưỡng Việt Nam, 8 – 15