MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI NGÃ Ở PHỤ NỮ LOÃNG XƯƠNG SAU MÃN KINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Loãng xương và ngã đều là những vấn đề phổ biến ở người cao tuổi. Tỷ lệ ngã ở bệnh nhân loãng xương sau mãn kinh theo nghiên cứu của chúng tôi là 38,3%, tỷ lệ ngã trong 1 năm gần nhất chiếm 26,1%. Đánh giá nguy cơ ngã và loãng xương ở bệnh nhân sau mãn kinh là một trong số những chỉ số liên quan đến an toàn người bệnh. Mục tiêu: Đánh giá một số yếu tố nguy cơ, liên quan gây ngã ở phụ nữ loãng xương sau mãn kinh đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích trên 115 bệnh nhân nữ loãng xương sau mãn kinh đến khám và điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 4 năm 2023 đến tháng 9 năm 2023, được chẩn đoán loãng xương dựa vào tiêu chuẩn của Hội Nội tiết Hoa Kỳ 2020 (AACE 2020). Kết quả: Bệnh nhân có chỉ số BMI lớn hơn 23, loãng xương nặng, có hoạt động chức năng hàng ngày giảm, có nguy cơ ngã, có tỷ lệ ngã cao hơn so với nhóm còn lại, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,05. Sự khác biệt về tỷ lệ ngã giữa các nhóm tuổi, hoàn cảnh sống khác nhau và nhóm có cảm giác sợ ngã, không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05. Kết luận: Một số nguy cơ ngã hay gặp trên bệnh nhân loãng xương sau mãn kinh gồm: bệnh nhân béo phì, loãng xương nặng, nhóm có nguy cơ ngã, hoạt động chức năng hàng ngày giảm.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Organization WH, Ageing WHO, Unit LC. WHO global report on falls prevention in older age. World Health Organization 2008.
3. Burns E, Kakara R. Deaths from Falls Among Persons Aged ≥65 Years - United States, 2007-2016. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 2018;67:509–14. doi:10.15585/mmwr.mm6718a1
4. Tseng LA, El Khoudary SR, Young EA, et al. The association of menopause status with physical function: the Study of Women’s Health Across the Nation. Menopause 2012;19:1186–92. doi:10.1097/gme.0b013e3182565740
5. Sowers M, Tomey K, Jannausch M, et al. Physical functioning and menopause states. Obstet Gynecol 2007;110:1290–6. doi:10.1097/ 01.AOG.0000290693.78106.9a
6. Ersoy Y, MacWalter RS, Durmus B, et al. Predictive Effects of Different Clinical Balance Measures and the Fear of Falling on Falls in Postmenopausal Women Aged 50 Years and Over. GER 2009;55:660–5. doi:10.1159/000235652
7. Barrett-Connor E, Weiss TW, McHorney CA, et al. Predictors of falls among postmenopausal women: results from the National Osteoporosis Risk Assessment (NORA). Osteoporos Int 2009;20:715–22. doi:10.1007/s00198-008-0748-2
8. Ensrud KE, Ewing SK, Taylor BC, et al. Frailty and risk of falls, fracture, and mortality in older women: the study of osteoporotic fractures. J Gerontol A Biol Sci Med Sci 2007;62:744–51. doi:10.1093/gerona/62.7.744
9. Chu L-W, Chiu AYY, Chi I. Impact of falls on the balance, gait, and activities of daily living functioning in community-dwelling Chinese older adults. J Gerontol A Biol Sci Med Sci 2006;61:399–404. doi:10.1093/gerona/61.4.399
10. Kitcharanant N, Vanitcharoenkul E, Unnanuntana A. Validity and reliability of the self-rated fall risk questionnaire in older adults with osteoporosis. BMC Musculoskelet Disord 2020;21:757. doi:10.1186/s12891-020-03788-z