HAI TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỎNG ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở TRẺ EM BẰNG RỬA PHẾ QUẢN PHẾ NANG QUA NỘI SOI ỐNG MỀM

Lê Ngọc Thư 1, Nguyễn Ngọc Phúc 2,, Trần Anh Tuấn 2
1 Đại học Nam Cần Thơ
2 Bệnh viện Nhi đồng 1, Tp. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bỏng đường hô hấp là một bệnh lý hiếm gặp trong thực hành lâm sàng Nhi khoa nhưng đây là một bệnh lý nặng có nguy cơ tử vong cao nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp. Có rất nhiều nguyên nhân gây bỏng đường hô hấp ở trẻ em nhưng hiện nay thường gặp nhất là các tai nạn sinh hoạt hàng ngày. Việc chẩn đoán, đánh giá mức độ nặng của bệnh, dự đoán sự phát triển của tổn thương phổi cấp tính cũng như góp phần vào điều trị bệnh lý này có vai trò rất quan trọng của nội soi phế quản ống mềm và thủ thuật chải rửa phế quản phế nang. Trong bài này, chúng tôi xin báo cáo hai ca lâm sàng bỏng đường hô hấp của trẻ em được điều trị tại bệnh viện Nhi đồng 1. Ca lâm sàng đầu tiên là bỏng đường hô hấp độ 1 ở bệnh nhi nam 11 tuổi làm đổ bình xăng gần bếp lửa đang cháy. Ca lâm sàng thứ hai là bỏng đường hô hấp độ 2 ở bệnh nhi nam 7 tuổi bị cháy nhà. Chẩn đoán được xác định qua nội soi phế quản ống mềm. Sau đó, được điều trị hỗ trợ bằng thủ thuật rửa phế quản phế nang.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Slaughter RJ, Watts M, Vale JA, Grieve JR, Schep LJ. The clinical toxicology of sodium hypochlorite. Clin Toxicol. 2019;57(5):303-311.
2. Cowl CT. Assessment and treatment of acute toxic inhalations. Curr Opin Pulm Med. 2019;25(2):211-216.
3. Muller MJ, Pegg SP, Rule MR. Determinants of death following burn injury. Br J Surg. 2001;88:583–7.
4. Palmieri TL, Warner P, Mlcak RP, et al. Inhalation injury in children: A 10-year experience at Shriners hospitals for children. J Burn Care Res. 2009;30:206-8.
5. Albright JM, Davis CS, Bird MD, et al. The acute pulmonary inflammatory response to the graded severity of smoke inhalation injury. Crit Care Med. 2012;40:1113.
6. Yamamura H, Morioka T, Hagawa N, et al. Computed tomographic assessment of airflow obstruction in smoke inhalation injury: Relationship with the development of pneumonia and injury severity. Burns. 2015;41:1428.
7. Ching JA, Ching YH, Shivers SC, Karlnoski RA, Payne WG, Smith DJ Jr. An analysis of inhalation injury diagnostic methods and patient outcomes. J Burn Care Res. 2016;37:e27–32.
8. Walker PF, Buehner MF, Wood LA, et al. Diagnosis and management of inhalation injury: an updated review. Crit Care. 2015;19:351.