XỬ LÝ MÒN NGÓT RĂNG DO ACID Ở BỆNH NHÂN TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN: HIỆU QUẢ PHỐI HỢP CAN THIỆP NHA KHOA - NỘI KHOA TỚI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Thực hiện nghiên cứu thử nghiệm phối hợp can thiệp giữa các chuyên khoa và đánh giá hiệu quả can thiệp xử lý và phòng ngừa mòn ngót răng do acid (MNR) phối hợp giữa can thiệp nha khoa và điều trị nội khoa trên bệnh nhân (BN) trào ngược dạ dày thực quản (TNDD-TQ) tại bệnh viện Nguyễn Trãi TP.HCM. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng xử lý và phòng ngừa MNR ở mức độ nhẹ hoặc vừa trên BN đến khám và điều trị bệnh TNDD-TQ tại bệnh viện Nguyễn Trãi (từ 11/2021 đến 6/2022). Chẩn đoán TNDD-TQ bằng bộ câu hỏi GerdQ (GerdQ ≥6) bởi bác sĩ Nội Tiêu hoá. Khám đánh giá MNR bằng chỉ số BEWE bởi bác sĩ Răng Hàm Mặt. Can thiệp lâm sàng kết hợp giữa điều trị nội khoa TNDD-TQ với điều trị nha khoa để xử lý và kiểm soát tình trạng MNR do acid. BN TNDD-TQ có biểu hiện MNR ở mức độ nhẹ hoặc vừa được phân ngẫu nhiên vào nhóm can thiệp nha khoa phác đồ A (verni fluoride NaF 5% + máng bảo vệ răng + kem đánh răng 1450 ppm fluoride) và phác đồ B (verni fluoride NaF 5%+ máng bảo vệ răng + kem đánh răng 1450 ppm fluoride + CPP-ACP). Đánh giá hiệu quả can thiệp thông qua tác động lên chất lượng cuộc sống liên quan sức khoẻ răng miệng (CLCS) bằng bộ công cụ Oral Health Impact Profile -14 (OHIP-14) sau 1 tháng và 3 tháng. Xử lý dữ liệu bằng phần mềm Stata 16.0. Phân tích dữ liệu bằng phép kiểm chi bình phương, kiểm định chính xác Fisher, kiểm định Mann-Whitney thay thế kiểm định T-test bắt cặp, kiểm định T-test bắt cặp, với p<0,05, KTC 95%. Kết quả: Có 169 BN TNDD-TQ (67,5% nữ) với tuổi trung bình 56,0 ± 10,6 được khám; ghi nhận 78,1% BN có biểu hiện MNR, trong đó 50% mức độ nhẹ, 42% vừa và 8% nặng. Mẫu nghiên cứu can thiệp lâm sàng gồm 99 BN có MNR ở mức độ nhẹ và vừa, nhóm A có 48 BN, nhóm B có 51 BN. Cả hai phác đồ đều có hiệu quả. Điểm trung bình CLCS ở cả hai nhóm A và B sau can thiệp 1 tháng (T1) và 3 tháng (T3) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với thời điểm trước can thiệp (T0) ở tất cả các lĩnh vực CLCS và tổng điểm OHIP-14 chung (p<0,05). Điểm trung bình CLCS cả hai nhóm A và B sau can thiệp ở thời điểm T3 thấp hơn T1 ở tất cả các lĩnh vực và tổng điểm OHIP-14 chung (p<0,05). Tại thời điểm T0, CLCS của nhóm B thấp hơn nhóm A nhưng tại T3 không có sự khác biệt giữa hai nhóm. Kết luận: Phối hợp can thiệp nha khoa và nội khoa, CLCS ở cả hai nhóm sau can thiệp 1 tháng, 3 tháng cải thiện tốt hơn có ý nghĩa thống kê so với thời điểm trước can thiệp ở tất cả các lĩnh vực CLCS và tổng điểm OHIP-14 chung. Sử dụng CPP-ACP có xu hướng giúp cải thiện CLCS tốt hơn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Mòn ngót răng do acid, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, chất lượng cuộc sống, verni fluoride NaF 5%, CPP-ACP.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thu Thủy (2014) Nhận xét mòn răng ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, Đại học Y Hà Nội, tr. 1-66.
3. Ganss C Bartlett D, Lussi A, et al (2008) "Basic Erosive Wear Examination (BEWE): a new scoring system for scientific and clinical needs". Clin Oral Invest, 12 (1), pp. 65 – 68.
4. Bệnh viện Nguyễn Trãi (2021) "Báo cáo số liệu khám bệnh nội trú và ngoại trú bệnh được chẩn đoán là trào ngược dạ dày thực quản năm 2021".
5. Bejoy, B.M., Sruthi, S.M., George, L., et al (2020) "Comparative Evaluation of Casein Phosphopeptide-Amorphous Calcium Phosphate-Fluoride Paste and Sodium Fluoride Mouthwash in the Prevention of Dental Erosion: An In Vitro Study". Contemp Dent Pract, 21 (3), 267-270.
6. Erpacal E, Bahsi E, Sonkaya E. (2018) "Dental Erosion and Treatment Methods". International Biol Biomed Journal, 4 (4)
7. Oliveira DWD, Marques DP, Aguira-Cantuaria IC, et al. Effect of Surgical
Defect Coverage on Cervical Dentin Hypersensitivity and Quality of Life. jounal of
Periodontonlogy. 2013;84(6):768-775.
8. A Pilot Study of Integration of Medical and Dental Care in 6 States Implementation evaluation — Volume 18 — July 22, 2021).