TRIỆU CHỨNG HÔ HẤP, FENO Ở TRẺ EM LỚP 6-7 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÓ PHƠI NHIỄM Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Nguyễn Nhật Quỳnh 1,, Trần Lệ Linh 1, Phan Hoàng Thùy Dung1, Đỗ Thị Hoài Thương1, Huỳnh Trung Sơn 1, Lê Huỳnh Thị Cẩm Hồng 1, Trần Ngọc Đăng 1, Nguyễn Như Vinh 1, Mai Phương Thảo 1, Mai Phương Thảo 1, Phạm Lê An 1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ô nhiễm không khí (ONKK) được chứng minh có liên quan các vấn đề bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới hiện nay, trong đó có nguy cơ ngắn hạn và dài hạn đáng kể trên sức khoẻ hô hấp, đặc biệt là với trẻ em (TE). Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của ONKK lên sức khỏe hô hấp, thông qua khảo sát các triệu chứng hô hấp và tình trạng viêm đường hô hấp thông qua nồng độ nitric oxide trong khí thở ra (FeNO). Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 170 trẻ lớp 6-7 tại 2 trường trung học cơ sở tại 2 quận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), từ tháng 12/2022 đến tháng 01/2023. Kết quả cho thấy, trong 170 trẻ tham gia nghiên cứu, than phiền thường gặp nhất là hắt xì/nghẹt mũi, chảy mũi (85,9%), khò khè (34,7%). Trong vòng 3 tháng gần đây, 65,5% trẻ có hắt xì/nghẹt mũi, chảy mũi và 39% có khò khè. Nồng độ PM2.5 trung bình trong 3 tháng, ghi nhận tại ngoài trường và trong trường, lần lượt là 47,8 và 39,4 (ppm) đều cao hơn tiêu chuẩn của WHO (25 ppm). Trung bình FeNO ghi nhận là 7,9 ± 8,7 ppb và có 8% trẻ có nồng độ FeNO đo nằm ở mức trung bình-cao, FeNO ở nhóm trẻ có tiền căn hen cao hơn so với trẻ không có tiền căn hen có ý nghĩa thống kê (p=0,04). NC chưa ghi nhận mối liên quan FeNO với giới tính, nơi sinh sống, hút thuốc lá, triệu chứng hô hấp và nồng độ PM2.5. Do đó, vấn đề ảnh hưởng của chất lượng không khí lên sức khỏe hô hấp cần được quan tâm và cần có các biện pháp nhằm làm giảm tác động của phơi nhiễm lên phổi của trẻ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. C GF, Sly P D, Knibbs L D. Respiratory effects of air pollution on children. Pediatric pulmonology. 2016;51(1):94-108.
2. Dockery DW LP, Etzel RA. Outdoor Air pollution in Textbook of Children’s environmental health. 1st ed ed. Oxford University press; 2014.
3. J B, C CA, D B, et al. Investigating the relationship between environmental factors and respiratory health outcomes in school children using the forced oscillation technique. International journal of hygiene and environmental health. 2017;220(2):494-502.
4. MT LL, Dung P, D SP, Lidia M, K TP. The association between particulate air pollution and respiratory admissions among young children in Hanoi, Vietnam. Science of the Total Environment. 2017;578:249-255.
5. Sly P D, A B. From the cradle to the grave: the early-life origins of chronic obstructive pulmonary disease. American Thoracic Society; 2016.
6. K LC, R B, J C, S F, J S, S W. Global variation in the prevalence and severity of asthma symptoms: phase three of the International Study of Asthma and Allergies in Childhood (ISAAC). Thorax. Jun 2009;64(6):476-83. doi:10.1136/thx.2008.106609
7. ATS/ERS recommendations for standardized procedures for the online and offline measurement of exhaled lower respiratory nitric oxide and nasal nitric oxide, 2005. Am J Respir Crit Care Med. Apr 15 2005; 171(8):912-30. doi:10.1164/rccm.200406-710ST
8. Le HHTC, Le An P, Vinh NN, et al. Burden of asthma-like symptoms and a lack of recognition of asthma in Vietnamese children. Journal of Asthma. 2023/03/04 2023;60(3):516-524. doi:10.1080/02770903.2022.2066002
9. García-Almaraz R, Reyes-Noriega N, Del-Río-Navarro BE, et al. Prevalence and risk factors associated with allergic rhinitis in Mexican school children: Global Asthma Network Phase I. World Allergy Organ J. Jan 2021;14(1):100492. doi:10.1016/j.waojou.2020.100492
10. Huang W, Wang G, Lu S-E, et al. Inflammatory and oxidative stress responses of healthy young adults to changes in air quality during the Beijing Olympics. American journal of respiratory and critical care medicine. 2012/12// 2012;186 (11): 1150-1159. doi:10.1164/rccm.201205-0850oc