NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA LIỆU PHÁP KÍCH THÍCH TỪ XUYÊN SỌ Ở NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN CƠ THỂ HÓA

Phạm Thị Nguyệt Nga1,2,, Nguyễn Văn Tuấn 1,2, Trịnh Thị Bích Huyền 2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả các tác dụng không mong muốn của liệu pháp kích thích từ xuyên sọ ở người bệnh rối loạn cơ thể hóa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, 46 người bệnh được chẩn đoán rối loạn cơ thể hóa theo tiêu chuẩn chẩn đoán ICD -10 (1992) có triệu chứng đau, điều trị nội trú tại Viện sức khỏe Tâm Thần từ tháng 9/2022 đến tháng 6/2023 được can thiệp kết hợp thuốc và kích thích từ xuyên sọ tại vị trí vỏ não vận động sơ cấp (90% MT, 10Hz, thời gian chuỗi xung 5 giây, ít nhất thực hiện được 5 buổi trong quá trình điều trị. Kết quả: Các tác dụng không mong muốn gặp ở 54,3% người bệnh trong nghiên cứu nhưng ở mức độ nhẹ trong đó hay gặp nhất là đau nơi tiếp xúc với coil (39,1%), bỏng nơi tiếp xúc, đau đầu, ù tai, chóng mặt. Các tác dụng không mong muốn chủ yếu gặp ở tuần 1, ít gặp hơn ở tuần 2. Kết luận: Kích thích từ xuyên sọ là một phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hilderink PH, Collard R, Rosmalen JGM, Oude Voshaar RC. Prevalence of somatoform disorders and medically unexplained symptoms in old age populations in comparison with younger age groups: a systematic review. Ageing Res Rev. 2013; 12(1): 151-156. doi:10.1016/ j.arr. 2012.04.004
2. Philip NS, Barredo J, Aiken E, et al. Theta-Burst Transcranial Magnetic Stimulation for Posttraumatic Stress Disorder. Am J Psychiatry. 2019; 176(11): 939-948. doi:10.1176/ appi.ajp. 2019.18101160
3. Philip NS, Carpenter SL, Ridout SJ, et al. 5Hz Repetitive transcranial magnetic stimulation to left prefrontal cortex for major depression. J Affect Disord. 2015; 186:13-17. doi: 10.1016/j.jad. 2014.12.024
4. Singh SM, Prakash V, Choudhary S, Avasthi A. The Effectiveness of High-frequency Repetitive Transcranial Magnetic Stimulation in Persistent Somatoform Pain Disorder: A Case Series. Cureus. 10(6):e2729. doi:10.7759/cureus.2729
5. Rossi S, Antal A, Bestmann S, et al. Safety and recommendations for TMS use in healthy subjects and patient populations, with updates on training, ethical and regulatory issues: Expert Guidelines. Clin Neurophysiol. 2021;132(1):269-306. doi:10.1016/j.clinph.2020.10.003
6. Nguyễn Văn Phi, Nguyễn Văn Tuấn. Hiệu quả điều trị trầm cảm bằng kích thích từ xuyên sọ tại bệnh viện lão khoa trung ương. VMJ. 2021;506(2). doi:10.51298/vmj.v506i2.1242
7. Anderson B, Mishory A, Nahas Z, et al. Tolerability and safety of high daily doses of repetitive transcranial magnetic stimulation in healthy young men. J ECT. 2006;22(1):49-53. doi:10.1097/00124509-200603000-00011
8. Lerner AJ, Wassermann EM, Tamir DI. Seizures from transcranial magnetic stimulation 2012-2016: Results of a survey of active laboratories and clinics. Clin Neurophysiol. 2019;130(8): 1409-1416. doi: 10.1016/j .clinph. 2019.03.016