ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HÀNH VI GÂY HẤN Ở VỊ THÀNH NIÊN RỐI LOẠN HỖN HỢP HÀNH VI VÀ CẢM XÚC

Lê Thị Mỹ Linh 1,, Nguyễn Thị Phương Mai 2, Nguyễn Văn Tuấn 1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng hành vi gây hấn ở vị thành niên rối loạn hỗn hợp hành vi và cảm xúc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 239 người bệnh vị thành niên rối loạn hỗn hợp hành vi và cảm xúc điều trị nội trú, ngoại trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023. Kết quả: Tỷ lệ người bệnh có hành vi gây hấn là 74,1% trong đó gây hấn bằng lời nói chiếm tỷ lệ cao nhất (82,5%). Tỷ lệ gây hấn thể chất với đồ vật, với bản thân, với người khác lần lượt là: 79,7%, 67,8%, 50,3%. Hành vi gây hấn có tính chất bốc đồng chiếm 86,4%, có sự tính toán trước là 13,6%. Trong nhóm rối loạn hành vi trầm cảm, hay gặp nhất là hành vi gây hấn với bản thân (53,3%). Trong nhóm rối loạn hỗn hợp hành vi và cảm xúc khác hay gặp nhất là hành vi gây hấn với người khác (88,8%). Hoàn cảnh xuất hiện hành vi gây hấn thường gặp nhất là xung đột trong gia đình (50,8%). Yếu tố thúc đẩy hành vi gây hấn phần lớn là do căng thẳng, bức bối hoặc không được thỏa mãn nhu cầu. Đa số cảm xúc người bệnh sau khi thực hiện hành vi gây hấn là không thay đổi (46,9%). Kết luận: Hành vi gây hấn là triệu chứng thường gặp ở vị thành niên rối loạn hỗn hợp hành vi và cảm xúc, thường mang tính chất bốc đồng và không có sự thay đổi về cảm xúc sau khi thực hiện. Các triệu chứng gây hấn xuất hiện đa dạng và có đặc điểm khác biệt giữa vị thành niên mắc rối loạn hành vi trầm cảm và rối loạn hỗn hợp hành vi và cảm xúc khác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. International Statistical Classification of Diseases and Related Health Problems. 10th revision, Fifth edition. World Health Organization; 2016.
2. INSERM Collective Expertise Centre. Conduct: Disorder in Children and Adolescents. Institut national de la santé et de la recherche médicale; 2005. Accessed July 8, 2023. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK7133/
3. Saylor KE, Amann BH. Impulsive Aggression as a Comorbidity of Attention-Deficit/Hyperactivity Disorder in Children and Adolescents. J Child Adolesc Psychopharmacol. 2016;26(1):19-25. doi:10.1089/cap.2015.0126
4. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI RỐI LOẠN HÀNH VI Ở NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN HỖN HỢP HÀNH VI VÀ CẢM XÚC KHỞI PHÁT TUỔI THANH THIẾU NIÊN. Accessed June 21, 2023. https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/ vmj/article/view/4069/3721
5. Muarifah A, Mashar R, Hashim IHM, Rofiah NH, Oktaviani F. Aggression in Adolescents: The Role of Mother-Child Attachment and Self-Esteem. Behav Sci. 2022;12(5): 147. doi: 10.3390/ bs12050147
6. Teacher Reports of Verbal Aggression in School Settings Among Students With Emotional and Behavioral Disorders - Gregory G. Taylor, Stephen W. Smith, 2019. Accessed July 26, 2023. https://journals.sagepub. com/doi/full/10.1177/1063426617739638
7. Nguyễn TBT. Hành vi gây hấn ở trẻ vị thành niên có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.February 20, 2019.