KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI THÍNH LỰC Ở TRẺ ĐIẾC BẨM SINH SAU PHẪU THUẬT CẤY ĐIỆN CỰC ỐC TAI

Hoàng Thị Phương 1,, Võ Thị Bích Thủy 2, Bùi Thùy Linh 2, Hoàng Anh Tuấn 1, Hoàng Anh Hà 1
1 Bệnh viện TWQĐ 108 – TP Hà Nội
2 Viện Nghiên cứu hệ gen – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và sự phục hồi thính giác ở trẻ điếc bẩm sinh sau cấy điện cực ốc tai. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả từng ca. Phương pháp: Khảo sát các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và khả năng phục hồi thính giác của trẻ qua đánh giá trường tự do và 6 âm ling. Kết quả: Chúng tôi nghiên cứu 30 trẻ điếc bẩm sinh đã phẫu thuật cấy điện cực ốc tai tại bệnh viện TWQĐ 108 và một số bệnh viện ở thành phố Hà Nội từ 11/2018 đến 11/2022 gồm 16 trẻ nam và 14 trẻ nữ. Độ tuổi được chẩn đoán nghe kém đều dưới 36 tháng tuổi. Độ tuổi phẫu thuật từ 12 tháng tới 58 tháng tuổi, trong đó đa số trẻ cấy điện cực ốc tai từ 12 đến 36 tháng (76,67%). Có 15 trường hợp (50%) sinh sống ở Hà Nội, còn lại ở các tỉnh giáp Hà Nội. Số trẻ được cấy một tai là 28/30 trẻ (93,33%). Số trẻ được cấy hai tai là 2/30 trẻ (6,67%). Đánh giá thính lực sau phẫu thuật bằng test đo trường tự do (FF) có 20/30 trường hợp (66,67%) có kết quả ngưỡng nghe đạt được về vùng ngôn ngữ với kết quả tốt nhất là 15 dB, kém nhất là 30 dB. Kết luận: Sau một năm cấy điện cực ốc tai, nhận thấy có sự cải thiện đáng kể về khả năng phân biệt 6 âm ling và thính lực đo ở trường tự do khi đeo máy ở tất cả trẻ có xu hướng tăng về gần bình thường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mehra S., Eavey R.D., Keamy D.G., The epidemiology of hearing impairment in the United States: Newborns, children, and adolescents, Otolaryngol Neck Surg, 2009, 140(4):461–472.
2. WHO, M., , Global estimates on prevalence of hearing loss, WHO Geneva, 2012, pp.11-12.
3. Grosse S.D., Mason C.A., Gaffney M., Thomson V., White K.R., What contribution did economic evidence make to the adoption of universal newborn hearing screening policies in the United States, International Journal of Neonatal Screening, 2018, 4(3).
4. Miyamoto RT, Hay-McCutcheon MJ, Kirk KI, Houston DM, Bergeson-Dana T, Language skills of profoundly deaf children who received cochlear implants under 12 months of age: a preliminary study. Acta Otolaryngol. 2008, Apr;128(4):373-7.
5. Boerrigter M.S., et al., Cochlear Implants or Hearing Aids: Speech Perception, Language, and Executive Function Outcomes, Ear Hear, 2023, 44(2): 411-422.
6. S. J. Dettman, R. C. Dowell, D. Choo, W. Arnott, Y. Abrahams, A. Davis, D. Dornan, J. Leigh, G.Constantinescu, R. Cowan& R. J. Briggs, "Long-term Communication Outcomes for Children Receiving Cochlear Implants Younger Than 12 Months: A Multicenter Study", Otol Neurotol, 2016, 37(2):e82-95
7. Q. Guo, J. Lyu, Y. Kong, T. Xu, R. Dong, B. Qi, S. Wang& X. Chen, "The development of auditory performance and speech perception in CI children after long-period follow up", Am J Otolaryngol, 2020, 41(4):102466.
8. Bradley J, Beale T, Graham J, Bell M, Variable long-term outcomes from cochlear implantation in children with hypoplastic auditory nerves, Cochlear Implants Int, 2008 Mar;9(1):34-60.