ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC, GIÁ TRỊ ĐO ĐIỆN THẾ NIÊM MẠC THỰC QUẢN VÀ KẾT QUẢ NỘI SOI Ở BỆNH NHÂN CÓ TRIỆU CHỨNG TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN

Việt Hằng Đào 1,2,3,, Văn Long Đào 1,2,3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trung tâm Nội soi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
3 Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả nhằm đánh giá mối liên quan đặc điểm mô bệnh học, giá trị đo điện thế niêm mạc thực quản (MA) và kết quả nội soi ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Nghiên cứu được tiến hành từ 9/2020 đến 12/2020 tại Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật – Phòng khám Hoàng Long trên các đối tượng có biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản, được tiến hành nội soi đường tiêu hóa trên tiền mê và tiến hành đo điện thế niêm mạc thực quản và lấy sinh thiết mô bệnh học trong quá trình nội soi. 30 bệnh nhân (14 nam) được thu tuyển, tuổi trung bình 42,1 (năm). Tỉ lệ viêm thực quản trào ngược (VTQTN) trên nội soi là 70%, chủ yếu là viêm thực quản độ A theo Los Angeles, Barrett thực quản chiếm 10%. Các đặc điểm trên mô bệnh học theo thang điểm Esohisto và giá trị MA tại vị trí 5 cm và 15cm trên đường Z không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm có và không có VTQTN trên nội soi. Giá trị MA tại vị trí 5 cm và 15cm trên đường Z cũng không có sự khác biệt giữa nhóm có và không có viêm thực quản trên mô bệnh học.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vakil N, van Zanten SV, Kahrilas P, Dent J, Jones R. The Montreal definition and classification of gastroesophageal reflux disease: a global evidence-based consensus. The American journal of gastroenterology. 2006;101(8):1900-1920; quiz 1943.
2. Gyawali CP, Kahrilas PJ, Savarino E, et al. Modern diagnosis of GERD: the Lyon Consensus. Gut. 2018;67(7):1351-1362.
3. Fiocca R, Mastracci L, Riddell R, et al. Development of consensus guidelines for the histologic recognition of microscopic esophagitis in patients with gastroesophageal reflux disease: the Esohisto project. Human pathology. 2010; 41(2): 223-231.
4. Matsumura T, Ishigami H, Fujie M, et al. Endoscopic-Guided Measurement of Mucosal Admittance can Discriminate Gastroesophageal Reflux Disease from Functional Heartburn. Clin Transl Gastroenterol. 2017;8(6):e94.
5. Farre R, Blondeau K, Clement D, et al. Evaluation of oesophageal mucosa integrity by the intraluminal impedance technique. Gut. 2011;60(7):885-892.
6. Kessing BF, Bredenoord AJ, Weijenborg PW, Hemmink GJ, Loots CM, Smout AJ. Esophageal acid exposure decreases intraluminal baseline impedance levels. Am J Gastroenterol. 2011;106(12):2093-2097.
7. Ismail-Beigi F, Horton PF, Pope CE, 2nd. Histological consequences of gastroesophageal reflux in man. Gastroenterology. 1970;58(2):163-174.
8. Zhou LY, Wang Y, Lu JJ, et al. Accuracy of diagnosing gastroesophageal reflux disease by GerdQ, esophageal impedance monitoring and histology. J Dig Dis. 2014;15(5):230-238.