TỶ LỆ RỐI LOẠN LIPID MÁU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA NỘI THUỘC TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN AN MINH NĂM 2023

Nguyễn Trường Đông 1, Lê Xuân Hiếu 2, Trần Thị Tú Trinh 2, Trần Thái Ngọc 3, Nguyễn Hữu Chường 2,
1 Trung tâm Y tế huyện An Minh
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Đại học Sư phạm Thể dục thể thao TP.Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ tim mạch thường gặp trên lâm sàng và làm gia tăng đáng kể các biến cố tim mạch. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ rối loạn lipid máu và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa Nội, Trung tâm Y tế huyện An Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tổng số 150 bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa Nội, Trung tâm Y tế huyện An Minh. Kết quả: Bệnh nhân đang điều trị tại Khoa Nội có tỷ lệ rối loạn lipid máu cao 69,0%. Có mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với nghề nghiệp, tiền sử gia đình có rối loạn lipid máu và mức độ uống rượu với p < 0,001. Những bệnh nhân có sử dụng rượu mức độ quá mức có tỷ lệ rối loạn lipid máu nhiều hơn so với nhóm sử dụng rượu mức độ vừa phải. Kết luận: Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đang điều trị nội trú tại Khoa Nội chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là ở bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc rối loạn lipid máu, sử dụng rượu quá mức.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2017), Thực trạng đáng báo động về bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam.
2. Nguyễn Thị Diễm (2011), Khảo sát rối loạn lipid máu và các yếu tố liên quan ở người trẻ tuổi từ 18 - 39 tuổi, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Đặng Văn Lắm (2013), Khảo sát nồng độ lipid máu và các yếu tố liên quan tới rối loạn lipid máu trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Luận văn bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Nguyễn Thị Huỳnh Ý (2016), Nghiên cứu tình hình rối loạn lipid máu và một số yếu tố liên quan đến rối loạn lipid máu ở người đến khám sức khỏe tại Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ, Luận văn bác sĩ Y học dự phòng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Margaret McDonald (2009), “Prevalence, Awareness, and Management of Hypertension, Dyslipidemia, and Diabetes Among United States Adulds Aged 65 and Older”, J Gerontol A Biol Set Medsci, 64A(2), pp 256 - 263.
6. Yousef S. Khader (2010), “Prevalence of Dyslipidemia and it associated factors among Jordanian adults”, Journal og Clinical Lipidology, 4(1), pp 53.