NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ THANG ĐIỂM VIÊM PHỔI SEOUL TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI THỨ PHÁT SAU ĐỘT QUỴ NÃO CẤP TẠI TRUNG TÂM ĐỘT QUỴ PHÚ THỌ

Huy Ngọc Nguyễn 1,, Quang Ân Nguyễn 2
1 Sở Y tế Phú Thọ
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát giá trị thang điểm Viêm phổi Soeul ở bệnh nhân đột quỵ não trong giai đoạn cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 65 bệnh nhân đột quỵ não lần đầu được nhập viện điều trị nội trú tại Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện tỉnh Phú Thọ từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021. Chẩn đoán viêm phổi bệnh viện theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp do Bộ Y Tế ban hành năm 2012. Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp tiến cứu, thống kê mô tả. Kết quả: Tuổi trung bình là 62,0±11,5, tỉ lệ nam/ nữ: 2/1, điểm NIHSS trung bình 8,2 ± 6,5 và bệnh nhân có thông khí cơ học chiếm 7,3%. Tỉ lệ viêm phổi bệnh viện là 13,5%. Ở bệnh nhân ở thể đột quỵ chảy máu, có thông khí cơ học, tình trạng rối loạn ý thức nặng (Glasgow < 9), mức độ đột quỵ nặng (NIHSS≥ 15) thì có tỉ lệ viêm phổi cao hơn hẳn với p< 0,001; không có mối liên quan giữa tuổi, giới  và mức huyết áp với tỉ lệ viêm phổi bệnh viện ở bệnh nhân đột quỵ não. Tỷ lệ bị viêm phổi thấp nhất ở những bệnh nhân có điểm Viêm phổi Seoul (VPS) = 0 (0%), tỷ lệ viêm phổi cao nhất là ở những bệnh nhân có điểm Viêm phổi Seoul (VPS) = 5 (83,33%). Kết luận: Ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp, viêm phổi bệnh viện chiếm 13,5%. Có mối liên quan giữa đột quỵ não thể chảy máu, có thông khí cơ học, tình trạng rối loạn ý thức nặng, mức độ đột quỵ nặng với tỉ lệ viêm phổi bệnh viện.Thang điểm VPS có khả năng dự báo viêm phổi với độ đặc hiệu cao nhưng độ nhạy thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hannawi Y, Hannawi B, Rao CPV et al (2013), "Stroke-associated pneumonia: major advances and obstacles", Cerebrovascular Diseases, 35(5), pp. 430-443.
2. Kwon HM, Jeong SW, Lee SH, Yoon BW (2006), "The pneumonia score: a simple grading scale for prediction of pneumonia after acute stroke", Am J Infect Control, 34(2), pp:64-68.
3. Bộ Y Tế (2012), "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải ở bệnh viện, viêm phổi liên quan đến thở máy, viêm phổi liên quan chăm sóc y tế", Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp, Nhà xuất bản Y học, pp: 40-48.
4. Kissela BM, Khoury JC, Alwell K et al (2012), "Age at stroke: temporal trends in stroke incidence in a large, biracial population.", Neurology, 79(17), pp:1781-1787.
5. Appelros P, Stegmayr B, Terént A (2009), "Sex differences in stroke epidemiology: a systematic review", Stroke, 40(4), pp:1082- 1090.
6. Cugy E, Sibon I (2017), "Stroke-Associated Pneumonia Risk Score: Validity in a French Stroke Unit.", J Stroke Cerebrovasc Dis, 26(1), pp:225-229.
7. Smith C.J., Kishore A.K., Vail A. et al (2015), "Diagnosis of Stroke-Associated Pneumonia", Stroke, 46(8), p. 2335-2340.
8. Papavasileiou V, Milionis H, Smith CJ et al (2015), "External Validation of the Prestroke Independence, Sex, Age, National Institutes of Health Stroke Scale (ISAN) Score for Predicting Stroke-Associated Pneumonia in the Athens Stroke Registry.", J Stroke Cerebrovasc Dis, 24(11), pp:2619-2624.