ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÁY TRỢ THÍNH TRÊN BỆNH NHÂN NGHE KÉM TUỔI GIÀ BẰNG BẢNG CÂU THỬ THÍNH LỰC LỜI TIẾNG VIỆT

Vũ Lan Phương 1,, Nguyễn Thị Hằng 1
1 Bệnh viện Hữu Nghị

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Số lượng người cao tuổi cùng với những bệnh liên quan ngày càng gia tăng đang là vấn đề quan tâm của thế giới trong đó nghe kém tuổi già chiếm một tỷ lệ đáng kể. Trong điều trị, can thiệp máy trợ thính là rất cần thiết. Thính lực lời giúp lựa chọn máy trợ thính phù hợp nhằm cải thiện khả năng nghe giao tiếp của người bệnh. Mục tiêu: So sánh các chỉ số đo thính lực lời (ngưỡng nghe hiểu lời, chỉ số phân biệt lời, chỉ số mất phân biệt lời) trước và sau đeo máy trợ thính. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, lấy tất cả các bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, được chẩn đoán nghe kém tuổi già, đo thính lực đơn âm và thính lực lời trước và sau đeo máy trợ thính tại Bệnh viện Hữu Nghị từ 01/09/2022 đến 30/09/2023. Kết quả: Tổng số 50 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được lựa chọn. Tỷ lệ nam/nữ là 3,7/1. Nhóm tuổi 60-69 chiếm 4%, 70-79 chiếm 42%, từ 80 tuổi trở lên chiếm 54%. Nghe kém mức độ vừa (độ 2) chiếm tỷ lệ 24%; nghe kém mức độ nặng (độ 3) là 64% và điếc (độ 4) chiếm 12%. Ngưỡng nghe hiểu lời trung bình trước đeo máy giảm từ 77.7dB xuống 61.6dB sau đeo máy trợ thính. Chỉ số phân biệt lời trung bình trước đeo máy cải thiện từ 75.6% lên 96.6% sau đeo máy trợ thính. Chỉ số mất phân biệt lời trung bình trước đeo máy giảm từ 24.4% xuống 3.4% sau đeo máy trợ thính (p<0,05). Kết luận: máy trợ thính giúp cải thiện rõ rệt khả năng nghe giao tiếp ở bệnh nhân nghe kém tuổi già. Đo thính lực lời bằng bảng câu thử thính lực lời tiếng việt có ý nghĩa trong chỉ định đeo máy và hiệu chỉnh máy trợ thính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Quỹ dân số Liên Hợp Quốc và Tổ chức hỗ trợ người cao tuổi quốc tế. Báo cáo tóm tắt: Già hóa trong thế kỷ 21: Thành tựu và thách thức. 2012.
2. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 04 năm 2019. Nhà xuất bản Thống kê. 2019.
3. Keo Vanva, Trần Thị Bích Liên. Khảo sát lão thính ở người trên 50 tuổi có nghe kém. Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2012; tập 16(1): 261-266.
4. Nguyễn Thị Hằng, Ngô Ngọc Liễn, Lương Minh Hương, Nguyễn Văn Lợi. Đối chiếu thính lực âm và thính lực lời qua bảng câu thử thính lực lời tiếng việt trên bệnh nhân nghe kém tuổi già. Tạp chí Y học Việt Nam. 2016; tập 445 (1).
5. Nguyễn Thị Hằng. Nghiên cứu suy giảm thính lực ở người cao tuổi tại Bệnh viện Hữu Nghị. Tạp chí Tai Mũi Họng. 2011; số 1: 46-51.