ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐƯỜNG XUYÊN XOANG HÀM KẾT HỢP NỘI SOI QUA MŨI ĐIỀU TRỊ U HỐ DƯỚI THÁI DƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Ngô Văn Công 1,
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giới thiệu: u vùng hố dưới thái dương là một thách thức đối với Bác sĩ Tai Mũi Họng trong việc chẩn đoán và điều trị. Một trong những vị trí khó tiếp cận và gần các cấu trúc thần kinh mạch máu. Với sự phát triển khoa học kỹ thuật, đã bắt đầu ứng dụng nội soi qua mũi và phối hợp đường xuyên xoang hàm là tiếp cận u hố dưới thái dương, hạn chế tổn thương các cấu trúc xung quanh khi tiếp cận khối u vùng hố dưới thái dương. Phương pháp: mô tả loạt ca. Trong 2 năm 1/2021-9/2023 tại Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận và điều trị 4 trường hợp u hố dưới thái dương với kết hợp đường xuyên xoang hàm và nội soi qua mũi cắt khối u hố dưới thái dương. Kết quả: 4 trường hợp u hố dưới thái dương về bệnh học đều là schwannoma. 4 trường hợp thường biểu hiện triệu chứng là đau, tê vùng mặt 100%. Sau phuật thuật các triệu chứng đã cải thiện sau 3 tháng. Kết luận: bước đầu ứng dụng đường xuyên xoang hàm kết hợp nội soi qua mũi điều trị u hố dưới thái dương mang lại kết quả tốt, lấy trọn u, chưa ghi nhận biến chứng trong và sau mổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Battaglia P., Turri-Zanoni M., Dallan I., Gallo S., Sica E., Padoan G., Castelnuovo P. (2014), Endoscopic endonasal transpterygoid transmaxillary approach to the infratemporal and upper parapharyngeal tumors. Otolaryngol Head Neck Surg, 150 (4), 696-702.
2. Castelnuovo P., Nicolai P., Turri-Zanoni M., Battaglia P., Bolzoni Villaret A., Gallo S., Bignami M., Dallan I. (2013), Endoscopic endonasal nasopharyngectomy in selected cancers. Otolaryngol Head Neck Surg, 149 (3), 424-30.
3. Joo W., Funaki T., Yoshioka F., Rhoton A. L., Jr. (2013), Microsurgical anatomy of the infratemporal fossa. Clin Anat, 26 (4), 455-69.
4. Nicolai P., Villaret A. B., Farina D., Nadeau S., Yakirevitch A., Berlucchi M., Galtelli C. (2010), Endoscopic surgery for juvenile angiofibroma: a critical review of indications after 46 cases. Am J Rhinol Allergy, 24 (2), e67-72.
5. Tiwari R., Quak J., Egeler S., Smeele L., Waal I. V., Valk P. V., Leemans R. (2000), Tumors of the infratemporal fossa. Skull Base Surg, 10 (1), 1-9.
6. Bin-Alamer O., Bhenderu L. S. (2022), Tumors Involving the Infratemporal Fossa: A Systematic Review of Clinical Characteristics and Treatment Outcomes. 14 (21).
7. Youssef Ahmed, Carrau Ricardo L., Tantawy Ahmed, Ibrahim Ahmed Aly (2014), Endoscopic approach to the infratemporal fossa. Alexandria Journal of Medicine, 50 (2), 127-130.