ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH PHÂN LẬP TỪ BỆNH PHẨM NƯỚC TIỂU CỦA NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 (9/2022-3/2023)

Lê Hạ Long Hải 1,2, Nguyễn Văn An 3,
1 Bệnh viện Da Liễu Trung Ương
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm phân bố của các vi khuẩn gây bệnh phân lập từ bệnh phẩm nước tiểu của người bệnh điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 từ 9/2022 đến 3/2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu mô tả. Đối tượng nghiên cứu là mẫu nước tiểu của người bệnh điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 có chỉ định nuôi cấy vi khuẩn. Biến số nghiên cứu gồm: khoa điều trị, tuổi, giới tính của người bệnh, kết quả nuôi cấy và định danh vi khuẩn. Kết quả: Trong số 674 mẫu nước tiểu có chỉ định nuôi cấy vi khuẩn, số mẫu phân lập được vi khuẩn gây bệnh là 137, chiếm 20,33%. Tỉ lệ vi khuẩn gây bệnh trong nước tiểu ở nữ giới (24,89%) cao hơn nam giới (17,78%). Tỉ lệ vi khuẩn gây bệnh trong nước tiểu của người bệnh ≥ 50 tuổi (19,87% đến 23,26%) cao hơn người bệnh thuộc nhóm tuổi 20-49 (15,79% đến 16,95%). Tỉ lệ vi khuẩn gây bệnh trong nước tiểu cao nhất ở khoa Ngoại tiết niệu (31,58%) và các khoa ngoại khác (30,0%), thấp nhất ở khoa Hồi sức ngoại (14,29%). Vi khuẩn Gram âm (75,91%) chiếm đa số trong các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu. Escherichia coli (32,85%), Pseudomonas aeruginosa (21,17%), Enterococcus spp. (21,17%), Klebsiella spp. (17,52%) là các vi khuẩn chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu trong nghiên cứu. Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ vi khuẩn gây bệnh trong nước tiểu của người bệnh điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 từ 9/2022 đến 3/2023 là 20,33%. Trong đó tỉ lệ vi khuẩn gây bệnh trong nước tiểu ở nữ giới cao hơn nam giới, tỉ lệ vi khuẩn gây bệnh trong nước tiểu cao ở nhóm người bệnh từ 50 tuổi trở lên, cao nhất là người bệnh lớn hơn 80 tuổi. E. coli, P. aeruginosa, Enterococcus spp., Klebsiella spp. là các vi khuẩn phổ biến nhất gây nhiễm khuẩn tiết niệu.    

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. A. L. Flores-Mireles, et al., Urinary tract infections: epidemiology, mechanisms of infection and treatment options. Nat Rev Microbiol,(2015). 13(5), 269-84.
2. R. Ozturk and A. Murt, Epidemiology of urological infections: a global burden. World J Urol,(2020). 38(11), 2669-2679.
3. Amy L. Leber, Clinical Microbiology Procedures Handbook. 2016: ASM Press.
4. Clinical Lab Standards Institute, Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing (M100). 33 ed. 2023: Clinical Lab Standards Institute.
5. Trần Anh Đào Phan Thị Lụa, Nguyễn Vũ Trung, Tỷ lệ nhiễm và tính kháng kháng sinh của vi khuân gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An năm 2020. Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam, (2021). 2.
6. Phạm Minh Hưng Phạm Hiền Anh, Tình hình kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc giai đoạn 2018 - 2019. Tạp chí Y dược lâm sàng 108,(2022). 3.
7. M. Odoki, et al., Prevalence of Bacterial Urinary Tract Infections and Associated Factors among Patients Attending Hospitals in Bushenyi District, Uganda. Int J Microbiol,(2019). 2019, 4246780.
8. T. Addis, et al., Bacterial uropathogens and burden of antimicrobial resistance pattern in urine specimens referred to Ethiopian Public Health Institute. PLoS One,(2021). 16(11), e0259602.