TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH TẠI QUẬN 5 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phạm Hồng Đức1,, Vũ Anh Nhị 2
1 Bệnh viện 30-4, Bộ Công an
2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Động kinh là bệnh phổ biến ở các nước trên thế giới. Mặc dù có tỷ lệ mắc bệnh cao, nhưng bệnh nhân động kinh chưa được quan tâm đúng mức, một số nghiên cứu trong nước cho thấy có khoảng 40,6% đến 58,8% bệnh nhân được điều trị. Với tỷ lệ đô thị hóa ngày càng tăng, do đó dữ liệu về tỷ lệ bệnh nhân được điều trị, tỷ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân động kinh ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các khu vực thành thị ở miền Nam còn thiếu. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị và tỷ lệ điều trị hết cơn động kinh tại cộng đồng dân cư Quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2019 – 2020. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang tại cộng đồng dân cư Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 7 năm 2020. Kết quả: Trong tổng số 172 bệnh nhân động kinh, tỷ lệ bệnh nhân được điều trị chiếm 81,4%, tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị chiếm 13,4%, tỷ lệ bệnh nhân chưa điều trị là 5,2%. Tỷ lệ bệnh nhân không có cơn co giật sau điều trị chiếm 35,6%. Tỷ lệ bệnh nhân có tuân thủ điều trị cao là 23,9%, tuân thủ điều trị trung bình là 49,7%, tuân thủ điều trị thấp là 26,4%. Phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy các yếu tố dự đoán tuân thủ điều trị cao là cơn động kinh cục bộ, đơn trị liệu và hiệu quả điều trị cắt cơn. Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân động kinh được điều trị cao, nhưng tỷ lệ bệnh nhân hết cơn động kinh còn thấp. Bệnh nhân động kinh có tuân thủ điều trị chưa cao. Các yếu tố dự đoán tuân thủ điều trị cao là cơn động kinh cục bộ, đơn trị liệu và hiệu quả điều trị hết cơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Quang Cường và cs. Nghiên cứu dịch tễ học động kinh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện việc quản lý và điều trị tại Hà Nội. Đề tài nghiên cứu cấp bộ. Đại học Y Hà Nội; 2005.
2. Dương Huy Hoàng. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng động kinh, tình hình quản lý bệnh nhân động kinh tại tỉnh Thái Bình. Luận án tiến sỹ y học. Học viện Quân Y; 2009.
3. Nguyễn Thúy Hường. Một số đặc điểm dịch tễ học động kinh tại cộng đồng dân cư Hà Tây. Luận án tiến sĩ y học. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2003;7(4):131-137.
4. Morisky DE, Ang A, Krousel-Wood M, Ward HJ. Predictive validity of a medication adherence measure in an outpatient setting. J Clin Hypertens (Greenwich). May 2008;10(5):348-54.
5. Kassahun G, Moges G, Demessie Y. Assessment of Patients' Adherence to Antiepileptic Medications at Dessie Referral Hospital, Chronic Follow-Up, South Wollo, Amhara Region, North East Ethiopia. Neurol Res Int. 2018.
6. Niriayo YL, Mamo A, Gidey K, Demoz GT. Medication Belief and Adherence among Patients with Epilepsy. Behav Neurol. 2019.
7. Yang C, Yu D, Li J, Zhang L. Prevalence of medication adherence and factors influencing adherence to antiepileptic drugs in children with epilepsy from western China: A cross-sectional survey. Epilepsy Behav. Mar 2020.
8. Al-Aqeel S, Gershuni O, Al-Sabhan J, Hiligsmann M. Strategies for improving adherence to antiepileptic drug treatment in people with epilepsy. Cochrane Database Syst Rev. Feb 3 2017.