CA LÂM SÀNG - HỘI CHỨNG BƯỚU QUÁI ĐANG TRƯỞNG THÀNH: NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP HIẾM GẶP

Nguyễn Thế Hiển 1, Nguyễn Hoàng Duy Thanh 1, Nguyễn Văn Tiến 1, Nguyễn Bỉnh Kha 2,, Lê Bảo Ngọc 2
1 Bệnh viện Ung Bướu, Thành phố Hồ Chí Minh
2 Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành Phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hội chứng bướu quái đang trưởng thành là một bệnh lý lành tính hiếm gặp thường xuất hiện sau khi bệnh nhân bướu quái buồng trứng chưa trưởng thành được hóa trị. Chẩn đoán sớm hội chứng này thì vẫn còn là một thử thách lớn. Mặc dù là bệnh lý lành tính, tuy nhiên các bệnh nhân mắc hội chứng này thường có khối bướu khá lớn gây chèn ép các cơ quan lân cận. Các bằng chứng y văn hiện tại trên thế giới thì phẫu thuật vẫn là điều trị chính cho bệnh lý này giúp giảm nguy cơ tái phát và loại trừ các bệnh lý ác tính thuộc dòng bướu tế bào mầm khác. Ca lâm sàng: Bệnh nhân nữ 24 tuổi, nhập viện vì đau bụng, được phẫu thuật sinh thiết có kết quả là bướu quái buồng trứng chưa trưởng thành, bệnh nhân được họa trị 10 chu kỳ nhưng bỏ trị sau đó. Bệnh nhân tái phát khối bướu ổ bụng kích thước khoảng 50 cm sau đó 1 năm, được điều trị phẫu thuật tối ưu khối bướu, thời gian phẫu thuật khoảng 6h với lượng máu mất khoảng 2000ml, hậu phẫu bệnh nhân ổn và được xuất viện. Kết quả giải phẫu bệnh là bướu quái trưởng thành. Bệnh nhân phù hợp tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng bướu quái đang trưởng thành. Kết luận: Phẫu thuật là điều trị tiên quyết đối với nhóm bệnh lý này. Phẫu thuật vừa đóng vai trò chẩn đoán và điều trị, ngoài ra cũng giúp loại trừ các bệnh lý ác tính thuộc nhóm bệnh lý ác tính của bướu tế bào mầm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Logothetis CJ, Samuels ML, Trindade A, Johnson DE. The growing teratoma syndrome. Cancer. 1982; 50(8): 1629-1635. doi:10.1002/ 1097-0142 (19821015) 50:8<1629: :aid-cncr2820500828>3.0.co;2-1
2. Tangjitgamol S, Manusirivithaya S, Leelahakorn S, Thawaramara T, Suekwatana P, Sheanakul C. The growing teratoma syndrome: a case report and a review of the literature. International Journal of Gynecological Cancer. 2006;16(S1):384-390. doi:10.1111/j.1525-1438.2006.00492.x
3. Spiess PE, Kassouf W, Brown GA, et al. Surgical management of growing teratoma syndrome: the M. D. Anderson cancer center experience. J Urol. 2007;177(4):1330-1334; discussion 1334. doi:10.1016/j.juro.2006.11.086
4. Scavuzzo A, Santana Ríos ZA, Noverón NR, Jimenez Ríos MA. Growing Teratoma Syndrome. Case Rep Urol. 2014;2014:139425. doi:10.1155/ 2014/139425
5. Chemotherapeutic retroconversion of immature teratoma of the ovary - PubMed. Accessed November 12, 2023. https://pubmed. ncbi.nlm.nih.gov/65751/
6. Saso S, Galazis N, Iacovou C, et al. Managing growing teratoma syndrome: new insights and clinical applications. Future Science OA. 2019;5(9):FSO419. doi:10.2144/fsoa-2019-0075
7. Wang D, Zhu S, Jia C, et al. Diagnosis and management of growing teratoma syndrome after ovarian immature teratoma: A single center experience. Gynecol Oncol. 2020;157(1):94-100. doi:10.1016/j.ygyno.2019.12.042
8. Li S, Liu Z, Dong C, et al. Growing Teratoma Syndrome Secondary to Ovarian Giant Immature Teratoma in an Adolescent Girl: A Case Report and Literature Review. Medicine. 2016;95(7): e2647. doi:10.1097/MD.0000000000002647
9. Kataria SP, Varshney AN, Nagar M, Mandal AK, Jha V. Growing Teratoma Syndrome. Indian J Surg Oncol. 2017;8(1):46-50. doi:10.1007/ s13193-016-0568-3
10. Nitecki R, Hameed N, Bhosale P, Shafer A. Growing teratoma syndrome. Int J Gynecol Cancer. 2023;33(2): 299-303. doi: 10.1136/ijgc-2022-004265