ĐẶC ĐIỂM CHỈ SỐ TIM CỔ CHÂN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 LOÉT BÀN CHÂN TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG

Thế Long Bùi 1,, Văn Đệ Đoàn 2, Mỹ Hạnh Bùi 3
1 Bệnh viện Nội tiết trung ương
2 Học viện Quân Y
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm chỉ số mạch cổ chân (CAVI)ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 loét bàn chân tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 176 bệnh nhân đái tháo đường typ 2có loét bàn chân đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu. Kết quả: Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là 61,99 ± 11,11. Nam nhiều hơn nữ (59,7% và 40,3%). Thời gian mắc bệnh trên 10 năm là 58,5%. Trung bình CAVI bên phải là 9,41 ± 2,72; CAVI bên trái là 9,27 ± 2,23 và CAVI trung bình là 9,34 ± 2,29. Trung bình CAVI không liên quan đến giới tính (p>0,05). Trung bình CAVI nhóm ĐTĐ có THA cao hơn nhóm ĐTĐ không THA (9,85 ± 2,15 so với 8,37 ± 2,25, p<0,05). Kết luận: Trung bình CAVI ở bệnh nhân ĐTĐ có LBC tăng cao hơn bình thường. THA làm ảnh hưởng đến trung bình chỉ số CAVI.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Park So Young, Chin Sang Ook, Rhee Sang Youl et al (2018), "Cardio-ankle vascular index as a surrogate marker of early atherosclerotic cardiovascular disease in Koreans with type 2 diabetes mellitus", Diabetes & metabolism journal. 42(4), 285-295.
2. Bùi Mỹ Hạnh (2017), "Một số yếu tố liên quan đến độ xơ cứng mạch máu ở bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu lỳ sử dụng phương pháp đo chỉ số tim – mắt cá chân (CAVI)", Tạp chí Nghiên cứu y học, 46-52.
3. Dinh Thanh, Veves Aristidis (2008), "The influence of gender as a risk factor in diabetic foot ulceration", Wounds: a compendium of clinical research and practice. 20(5), 127-131.
4. Mert M., Dursun B., Yağcı A. B. et al (2020), "Cardio-ankle vascular index is linked to deranged metabolic status, especially high HbA1c and monocyte-chemoattractant-1 protein, in predialysis chronic kidney disease", Int Urol Nephrol. 52(1), 137-145.
5. Nuamchit T., Siriwittayawan D., Thitiwuthikiat P. (2020), "The Relationship Between Glycemic Control and Concomitant Hypertension on Arterial Stiffness in Type II Diabetes". 16, 343-352.
6. Kim Kwang Joon, Lee Byung-Wan, Kim Hyun-min et al (2011), "Associations Between Cardio-Ankle Vascular Index and Microvascular Complications in Type 2 Diabetes Mellitus Patients", Journal of Atherosclerosis and Thrombosis. 18(4), 328-336.
7. Mineoka, Y.; Fukui, M.; Tanaka, M. et al (2012), "Relationship between cardio-ankle vascular index (CAVI) and coronary artery calcification (CAC) in patients with type 2 diabetes mellitus", Heart Vessels. 27(2), 160-5.
8. Namekata T., Shirai K., Tanabe, N. et al (2016), "Estimating the extent of subclinical arteriosclerosis of persons with prediabetes and diabetes mellitus among Japanese urban workers and their families: a cross-sectional study", BMC Cardiovasc Disord. 16, 52.