KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN NĂM 2019-2020

Nguyễn Ngọc Cẩm Quyên 1,, Phạm Thị Thanh Liên 1, Lâm Văn Ngoán 1, Hứa Hữu Bằng 1, Nguyễn Thị Thanh Tuyền 1, Huỳnh Thị Hồng Phước1
1 Trường Đại học Võ Trường Toản

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: (1) Mô tả một số đặc điểm của bệnh nhân đang điều trị tăng huyết tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2019-2020; (2) Khảo sát tình hình sử dụng các nhóm thuốc trong điều trị tăng huyết áp của bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2019-2020; (3) Đánh giá kết quả kiểm soát huyết áp mục tiêu của bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2019-2020. Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang không can thiệp trên 250 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân có chẩn đoán tăng huyết áp vô căn điều trị tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 65,42±12,73, tỷ lệ nữ nhiều hơn nam với 41,6%, bệnh nhân có 2 yếu tố nguy cơ (YTNC) tim mạch chiếm tỷ lệ nhiều với 39,2%, tăng huyết áp độ I chiếm 39,6%, tăng huyết áp độ II chiếm 60,4%. Nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất là chẹn kênh canxi (64,0%), nhóm thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (63,6%). Trong nhóm chẹn kênh canxi, Amlodipin được sử dụng nhiều nhất (66,3%); trong nhóm thuốc ức chế men chuyển, Captopril chiếm tỷ lệ cao nhất (81,0%); trong nhóm thuốc ức thế thụ thể angiotensin II, Losartan chiếm tỷ lệ cao (97,0%). Bệnh nhân được chỉ định phác đồ phối hợp 2 thuốc chiếm tỷ lệ nhiều (52,0%); trong đó phối hợp giữa 2 nhóm thuốc chẹn kênh canxi và ức chế thụ thể angiotensin II chiếm cao nhất (33,8%). Trong phác đồ đơn trị, nhóm thuốc chẹn thụ thể angiotensin II chiếm tỷ lệ cao nhất (49,6%). Bệnh nhân sau khi điều trị đạt HAMT khá cao (96,0%), tỷ lệ đạt HAMT ở bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ cao hơn bệnh nhân nam với 42,4%; bệnh nhân < 50 tuổi và không có YTNC tim mạch đều đạt HAMT 100,0%. Kết luận: Tất cả các thuốc được chỉ định sử dụng trong mẫu nghiên cứu đều nằm trong danh mục thuốc hạ áp theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam, tỷ lệ sử dụng phác đồ đa trị cao hơn tỷ lệ sử dụng phác đồ đơn trị. Sự kết hợp thuốc trong điều trị góp phần cải thiện chỉ số huyết áp và kết quả điều trị tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cao Sinh Trường, Đánh giá tình hình kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp biến chứng nhồi máu não, Tạp chí Y học thực hành, 2014, Số 4, 176-179.
2. Lê Thị Mai, Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại khoa khám bệnh Bệnh viện đa khoa Vị Xuyên giai đoạn 2016-2017, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Đại học Dược Hà Nội, 2017.
3. Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng, Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại bệnh viện trường đại học Y Dược Huế, Tạp chí Y Dược học-Trường Đại học Y Dược Huế, 2016, 6(32): 76-84.
4. Phạm Thái Trân, Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2019, Luận văn thạc sĩ dược học, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, 2020.
5. Bùi Tùng Hiệp, Khảo sát tình hình sử dụng thuốc chống tăng huyết áp tại khoa Tim mạch Bệnh viện Trưng Vương, Tạp chí Y học Việt Nam, 2019, Tập 479.
6. Quách Tố Loan, Nghiên cứu tình hình dùng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ, Luận văn chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, 2012.
7. Đôn Thị Thanh Thủy và cộng sự, Khảo sát tình hình sử dụng và hiệu quả thuốc chống tăng huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa Tim mạch Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương 10/2011- 3/2013, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 2013, Tập 7.