THỰC TRẠNG BÍ TIỂU CÓ CAN THIỆP SONDE BÀNG QUANG CỦA SẢN PHỤ SAU SINH TẠI KHOA SẢN THƯỜNG - BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ sản phụ bí tiểu có can thiệp sonde bàng quang tại Khoa Sản Thường Bệnh viện Phụ sản Trung ương, năm 2023. Mô tả đặc điểm nhóm sản phụ bí tiểu có can thiệp sonde bàng quang và phương pháp xử trí tại Khoa Sản Thường, Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 58 sản phụ bí tiểu có can thiệp sonde bàng quang tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, nằm tại Khoa Sản Thường, từ 01/04/2023 đến 31/08/2023. Kết quả: Tỷ lệ sản phụ bí tiểu cần can thiệp sonde bàng quang trong thời gian nghiên cứu là 58/3875 sản phụ (chiếm 1,5%). Tỷ lệ sản phụ đẻ đường âm đạo bị bí tiểu có can thiệp sonde bàng quang là 2,4%, cao gấp 4,81 lần tỷ lệ sản phụ mổ đẻ bí tiểu có can thiệp sonde bàng quang, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với 95%CI là 2,36-9,83. 58,6% sản phụ có bạch cầu niệu trước sinh. 81% các sản phụ nhóm nghiên cứu là sau đẻ thường. 100% các sản phụ bí tiểu có can thiệp sonde bàng quang được hướng dẫn tiểu, đặt sonde bàng quang, bơm Glycerin Borat. 53,4% được sử dụng thuốc tăng co bóp cơ trơn; 22,4% được sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm; 17,2% sản phụ phải lưu sonde bàng quang để chăm sóc và theo dõi tiểu tiện. Kết quả điều trị có 93,1% sản phụ tiểu tiện bình thường; có 3,4% sản phụ được chuyển khám chuyên khoa đông y. Kết luận: Tỷ lệ bí tiểu cần can thiệp sonde bàng quang tại Khoa Sản Thường ở nhóm sản phụ đẻ đường âm đạo cao hơn nhóm sản phụ mổ đẻ, tuy nhiên, việc điều trị đạt hiệu quả khá tốt.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Đức Thuấn (2013), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của sản phụ sau đẻ tại Khoa Sản Thường, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, năm 2013.
3. Fiona M Smaill, Juan C Vazquez, and Cochrane Pregnancy and Childbirth Group (2019), Antibiotics for asymptomatic bacteriuria in pregnancy, Cochrane Database Syst Rev. 2019; 2019(11): CD000490.
4. Nguyễn Thanh Phong và cộng sự (2016), Thực trạng tiểu tiện khó của sản phụ sau sinh tại khoa Sản- Bệnh viện đa khoa Đức Giang, năm 2015-2016, Nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội, năm 2016.
5. Bộ Y tế. Nhiễm khuẩn hậu sản, Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, 2016, tr.125- 129.
6. Shashi Rai, Abhishek Pathak, and Indira Sharma (2015), Postpartum psychiatric disorders: Early diagnosis and management, Indian J Psychiatry. 2015 Jul; 57(Suppl 2): S216–S221