MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ KIỂM SOÁT BỆNH NHÂN HEN PHẾ QUẢN CHỒNG LẤP COPD TẠI BỆNH VIỆN PHỔI THÁI NGUYÊN

La Thị Hiên 1,, Dương Hồng Thái 1, Phạm Kim Liên 1, Hoàng Hà 1
1 Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định một số yếu liên quan đến kết quả kiểm soát ở bệnh nhân Hen phế quản chồng lấp COPD (ACO) quản lý tại bệnh viện Phổi Thái Nguyên. Đối tượng: Bệnh nhân ACO được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Phổi Thái Nguyên từ tháng 07 năm 2022 đến tháng 07 năm 2023. Phương pháp: Mô tả. Chọn mẫu thuận tiện có chủ đích. Cỡ mẫu thu được 66 bệnh nhân. Xử lý số liệu theo toán thống kê. Kết quả: Nhóm tuổi > 65 có khả năng kiểm soát kém hơn so với nhóm tuổi 40-65, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi và kết quả kiểm soát ACO với p > 0.05. Nhóm bệnh nhân có thể trạng gầy và trung bình có kết quả kiểm soát kém hơn, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05. Những bệnh nhân còn duy trì tình trạng hút thuốc lá hiện tại có khả năng kiểm soát kém hơn rõ rệt so với nhóm bệnh nhân không hút thuốc, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Mức độ kiểm soát ở những bệnh nhân có bệnh đồng mắc là tăng huyết áp, viêm mũi dị ứng, ĐTĐ là kém hơn so với nhóm những bệnh nhân không có bệnh đồng mắc trên, không tìm được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa bệnh đồng mắc và mức độ kiểm soát ACO. Mức độ kiểm soát ở những bệnh nhân có mức độ tắc nghẽn cao kém hơn so với những bệnh nhân có mức độ tắc nghẽn nhẹ, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Kết luận: Nghiên cứu 66 bệnh nhân ACO ở bệnh viện Phổi Thái Nguyên cho thấy: Nhóm tuổi cao có kết quả kiểm soát kém hơn, những bệnh nhân có bệnh đồng mắc là tăng huyết áp, viêm mũi dị ứng, ĐTĐ có mức độ kiểm soát kém hơn so với nhóm những bệnh nhân không có bệnh đồng mắc trên, thể trạng gầy và trung bình có kết quả kiểm soát kém hơn, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05. Những bệnh nhân còn duy trì tình trạng hút thuốc lá, có mức độ tắc nghẽn càng cao có mức độ kiểm soát kém hơn, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cao Văn Minh (2017), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân có hội chứng chồng lấp hen-BPTNMT tại Thái Nguyên, Đại học y dược, đại học Thái Nguyên.
2. Alshabanat A., Zafari Z., Albanyan O., et al. (2015), "Asthma and COPD Overlap Syndrome (ACOS): A Systematic Review and Meta Analysis", PLoS One. 10(9), tr. e0136065.
3. GINA (2019), GINA Global Strategy for Asthma Management and Prevention.
4. Alsayed A. R., Abu-Samak M. S., Alkhatib M. (2023), "Asthma-COPD Overlap in Clinical Practice (ACO_CP 2023): Toward Precision Medicine", J Pers Med. 13(4).
5. Barnes, P. J. (2016), "Asthma-COPD Overlap", Chest. 149(1), tr. 7-8.
6. Nunez, A. và các cộng sự. (2019), "Practical Guide to the Identification and Diagnosis of Asthma-COPD Overlap (ACO)", COPD. 16(1), tr. 1-7.
7. Sin D. D., Miravitlles M., Mannino D. M., et al. (2016), "What is asthma-COPD overlap syndrome? Towards a consensus definition from a round table discussion", Eur Respir J. 48(3), tr. 664-73.
8. van Boven J. F. M., Román-Rodríguez M., Palmer J. F., et al. (2016), "Comorbidome, Pattern, and Impact of Asthma-COPD Overlap Syndrome in Real Life", CHEST. 149(4), tr. 1011-1020.
9. Van Tho N., Phan T. P., Dinh-Xuan A. T., et al. (2023), "COPD Patients with Asthma Features in Vietnam: Prevalence and Suitability for Personalized Medicine", J Pers Med. 13(6).