ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA THAI PHỤ ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN TIỀN SẢN GIẬT TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2022

Dương Thị Ngân 1,2, Đỗ Tuấn Đạt 1,3,, Nguyễn Thị Thu Hà 1,3
1 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng thai phụ có tuổi thai phụ được chẩn đoán tiền sản giật tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang trên 125 thai phụ được được chẩn đoán tiền sản giật tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2022. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân tiền sản giật (TSG) có dấu hiệu nặng là 77%. Thai phụ ≥35 tuổi chiếm 37,6%. Phần lớn thai phụ nhóm nghiên cứu không sàng lọc và dự phòng TSG chiếm 96%. Dấu hiệu THA trong nghiên cứu chủ yếu là độ 2 (HATTr:160-179 và hoặc HATT: 100-109mmHg) chiếm 46%. 80,8% thai phụ có triệu chứng phù kèm theo. Kết luận: TSG thường gặp ở 3 tháng cuối thai kỳ, tỷ lệ TSG nặng chiếm tỷ cao hơn. THA và phù là hai triệu chứng thường gặp trong đấy THA là triệu chứng có giá trị chẩn đoán và tiên lượng bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization, 2011. WHO recommendations for prevention and treatment of preeclampsia and eclampsia.
2. Luat Viet Nam, 2021. Quyết định số 1911/QĐ-BYT ngày 19 tháng 4 năm 2021. Hướng dẫn sàng lọc và điều trị dự phòng tiền sản giật.
3. ACOG Practice Bulletin Summary, 2020. Gestational Hypertension and Preeclampsia. Obstet Gynecol 135(6):1492-1495.
4. Trương Thị Linh Giang, 2017. Nghiên cứu giá trị của siêu âm Doppler trong tiên lượng tình trạng sức khoẻ của thai ở thai phụ tiền sản giật. Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Thanh Loan, 2012. Nghiên cứu hiệu quả diều trị tiền sản giật nặng bằng phương pháp chấm dứt sớm thai kỳ và điều trị duy trì trên bệnh nhân tiền sản giật nặng. Luận văn bác sỹ nội trú, Đại học y dược Huế.
6. Phạm Thị Hương Giang, 2018. Nhận xét thái độ xử trí tiền sản giật tại bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa trong hai giai đoạn năm 2012, 2017. Luận văn thạc sỹ y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Sibai B.M., 2005. Diagnosis, prevention, and management of eclampsia. Obstet Gynecol 105(2): 402-10.
8. Lê Thị Mai, 2004. Nghiên cứu tình hình sản phụ bị nhiễm độc thai nghén đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2003. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.
9. Trần Thị Hiền, 2014. So sánh thái độ xử trí tiền sản giật trong năm 2008 và 2013 tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương. Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.