NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT CUỘC TRONG ĐIỀU TRỊ VẸO CỘT SỐNG VÔ CĂN BẰNG ÁO NẸP BOSTON-CHÊNEAU

Lê Thị Hạ Quyên 1,, Trần Lê An 1, Đinh Quang Thanh 1
1 Bệnh viện Phục hồi chức năng-Điều trị Bệnh nghề nghiệp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định những vấn đề phát sinh và đánh giá các yếu tố liên quan đến kết cuộc điều trị ở người bệnh vẹo cột sống vô căn tại Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu những bệnh nhân vẹo cột sống vô căn điều trị bảo tồn bằng áo nẹp nắn chỉnh Boston-Chêneau tại Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp từ tháng 06/2022 đến 06/2023. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận 132 bệnh nhân, trẻ gái chiếm đa số (90,9%). Độ tuổi trung bình là 12,5 ± 2,4 tuổi. Thời gian sử dụng áo nẹp của trẻ gần đạt mức tuân thủ với tỷ lệ trẻ sử dụng > 20 giờ/ ngày là 79,5%. Tỷ lệ trẻ điều trị “đạt” là 78,1%, triệu chứng khó thở và đau là những triệu chứng thường gặp ở nữ giới với tỷ lệ lần lượt là 84,2% và 95,0%. Có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về những vấn đề phát sinh giữa trẻ trai và trẻ gái. Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan giữa kết cuộc điều trị với các yếu tố liên quan. Kết luận: Vẹo cột sống vô căn thường gặp ở trẻ gái nhiều hơn trẻ trai. Trẻ tuân thủ thời gian sử dụng áo nẹp dẫn đến thời gian thích nghi ngắn hơn. Do đó, trẻ có kết quả điều trị “đạt” khá cao và thời gian điều trị giảm đáng kể. Tuy nhiên, khó khăn khi điều trị áo nẹp trong thời gian dài là gây ra những triệu chứng khó chịu ở trẻ, đau và khó thở là thường gặp nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đinh Quang Thanh (2017). "Đánh giá hiệu quả điều trị vẹo cột sống vô căn bằng áo nẹp nắn chỉnh Boston-Chenneau/Đinh Quang Thanh". Tạp chí Y học Việt Nam, 1 (49)
2. Trịnh Quang Dũng (2021). Nghiên cứu hiệu quả can thiệp cho trẻ vẹo cột sống không rõ nguyên nhân bằng áo nẹp chỉnh hình TLSO, Luận văn Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội,
3. Jayant Joshi (1999). Essentials of orthopaedics & applied physiotherapy, Elsevier India,
4. Clayton J Adam, Geoffrey N Askin (2006). "Automatic measurement of vertebral rotation in idiopathic scoliosis". Spine, 31 (3), E80-E83.
5. Randall L Braddom (2010). Physical medicine and rehabilitation e-book, Elsevier Health Sciences,
6. Angelo G Aulisa, Marco Giordano, Francesco Falciglia, Emanuele Marzetti, Andrea Poscia, Vincenzo Guzzanti (2014). "Correlation between compliance and brace treatment in juvenile and adolescent idiopathic scoliosis: SOSORT 2014 award winner". scoliosis, 9 (1), 1-9.
7. Rui Zheng, Doug Hill, Douglas Hedden, James Mahood, Marc Moreau, Sarah Southon, et al. (2018). "Factors influencing spinal curvature measurements on ultrasound images for children with adolescent idiopathic scoliosis (AIS)". PLoS One, 13 (6), e0198792.
8. Kevin C Chui, Milagros Jorge, Sheng-Che Yen, Michelle M Lusardi (2019) Orthotics and Prosthetics in Rehabilitation E-Book, Elsevier Health Sciences,