ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG TIM Ở BỆNH NHÂN PHẢN VỆ

Nguyễn Quỳnh Phương 1, Trần Quyết Thắng2,, Nguyễn Bá Cường 1, Đào Xuân Cơ 1
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Công ty Cổ phần Y Dược Econature Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm tổn thương tim ở bệnh nhân phản vệ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 99 bệnh nhân chẩn đoán phản vệ từ độ II trở lên theo tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 51/2017/TT-BYT về hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ từ tháng 1/2021 đến tháng 10/2022 tại Trung tâm Hồi sức tích cực – Bệnh viện Bạch Mai, trong đó có 38 bệnh nhân có tổn thương tim (được chẩn đoán khi có 1 trong 3 đặc điểm: Loạn nhịp tim, tổn thương suy tim theo tiêu chuẩn của Hội Tim mạch Châu Âu ESC 20191, Troponin tim tăng cao với ít nhất một giá trị trên giới hạn tham chiếu trên bách phân vị thứ 99 (theo Hội tim mạch Châu Âu ESC 20191), được thu thập các chỉ số nhịp tim, huyết áp, điện tim, siêu âm tim, nồng độ Troponin Ths: trong ngày nhập viện. Tính tỷ lệ phần trăm các biến định tính, các biến định lượng biểu thị bằng các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, trung vị, giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, so sánh giá trị trung bình bằng t- test, so sánh tỷ lệ phần trăm bằng χ2( Fisher exact test). Kết quả nghiên cứu: 99 bệnh nhân phản vệ từ độ II trở lên, trong đó có 38 (38.38%) bệnh nhân có tổn thương tim. Ở nhóm tổn thương tim có biểu hiện đa dạng về triệu chứng tim mạch: ngừng tuần hoàn  (26,3%), sốc tim (52,6%), loạn nhịp nguy hiểm (23,7%), phù phổi cấp (28,3%), kèm theo  mạch nhanh, huyết áp trung bình thấp, nồng độ Troponin Ths 1344 ± 171,1, NTproBNP 663 ± 524, phân suất tổng máu thất trái (EF) giảm gặp ở 93.7% bệnh nhân có tổn thương tim, giảm vận động thành tim  gặp ở 84,2%. Kết luận: Tổn thương tim ở bệnh nhân phản vệ diễn biến khó lường, cần chú ý theo dõi, kiểm tra, đánh giá tổn thương ở tất cả bệnh nhân phản vệ từ mức độ II trở lên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. McDonagh TA, Metra M, Adamo M, et al. ESC Scientific Document Group. 2021 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure. Eur Heart J. 2021 Sep 21;42(36):3599-3726. doi: 10.1093/eurheartj/ehab368. Erratum in: Eur Heart J. 2021 Oct 14;: PMID: 34447992
2. Bộ Y tế. "Thông tư: Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ". 2017.
3. Demir S, Atici A, Coskun R, Olgac M, Unal D, Sarikaya R, Gelincik A, Colakoglu B, Oflaz H, Sonsoz MR, Buyukozturk S. Evaluation of the left venticular systolic function with the measurement of global longitudinal strain by Speckle tracking echocardiography in anaphylaxis. Asia Pac Allergy. 2018;8:e40.
4. Cha YS, Kim H, Bang MH, Kim OH, Kim HI, Cha K, Lee KH, Hwang SO. Evaluation of myocardial injury through serum troponin I and echocardiography in anaphylaxis. Am J Emerg Med. 2016;34:140–144. [PubMed] [Google Scholar].
5. Nguyễn Anh Tuấn. "Đánh giá hiệu quả điều trị phản vệ theo phác đồ của khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai". Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa 2. 2016.78.
6. Pumphrey RS. Lessons for management of anaphylaxis from a study of fatal reactions. Clinical and experimental allergy : journal of the British Society for Allergy and Clinical Immunology. Aug 2000. 30(8):1144-1150. doi:10.1046/j.1365-2222.2000.00864.x.
7. Brown SG. The pathophysiology of shock in anaphylaxis. Immunol Allergy Clin North Am. May 2007. 27(2):165-175, v. doi:10.1016/ j.iac.2007. 03.003.
8. Kounis NG. Coronary hypersensitivity disorder: the Kounis syndrome. Clinical therapeutics. 2013. 35(5):563-571.