ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VI KHUẨN VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TRONG ĐỢT CẤP CỦA BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Hoàng Thủy1,, Nguyễn Viết Nhung 1, Nguyễn Đình Tiến 2
1 Bệnh viện Phổi Trung ương
2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa kết quả vi khuẩn (VK) ở đờm xác định bằng nuôi cấy và kỹ thuật realtime PCR với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bị đợt cấp của COPD. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, đánh giá kết quả vi khuẩn ở đờm trên 180 bệnh nhân được chẩn đoán xác định đợt cấp COPD, điều trị nội trú tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 9/2016 - 05/2021. Kết quả: Tỷ lệ xác định được VK dương tính trong đợt cấp COPD là 37,2%. Tỷ lệ các loài VK: P. aeruginosa (20,9%), H. influenzae (17,9%), S. pneumoniae (11,9%), A. baumannii (10,4%), M. catarrhalis (9,0%), K. pneumoniae (6,0%), Stenotrophomanas maltophilia (3,0%), S. areus (3,0%). Nhóm vi khuẩn không điển hình: L. pneumophila (11,9%), M. pneumoniae (4,5%), C. pneumoniae (1,5%). Các yếu tố: Số đợt cấp trong năm (>3 đợt cấp); triệu chứng ran ở phổi; BC > 10G/L; CRP³ 40 mg/l; HCO3- bất thường; tổn thương Xquang hình ảnh phổi bẩn; dày thành phế quản liên quan đến khả năng xác định được VK trong đợt cấp COPD (p<0,05). Kết luận: kết quả VK xác định được ở đờm bằng các phương pháp nuôi cấy và kỹ thuật realtime PCR để phát hiện DNA của một số VK không điển hình có ý nghĩa đối với thực hành lâm sàng lựa chọn sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị đợt cấp COPD.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. World Health Organization, Burden of COPD. Newsroom, 2022: p. p.1.
2. Feng. C, et al., Atypical Pathogen Distribution in Chinese Hospitalized AECOPD Patients: A Multicenter Cross-Sectional Study. Int J Chron Obstruct Pulmon Dis, 2021. 16: p. 1699-1708.
3. GOLD, Global strategy for the diagnosis, management, and prevention of chronic obstructive pulmonary disease.; www.goldcopd.org. 2015.
4. Anthonisen. N.R, et al., Antibiotic Therapy in Exacerbations of Chronic Obstructive Pulmonary Disease. Annals of Internal Medicine, 1987. 106(2): p. 196-204.
5. Alexandra Nakou MD, et al., The prevalence of common and atypical pathogens infectious exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease (COPD) and their clinical importance. Chest, 2009. 136: p. 93.
6. Hurst JR and et al, ECLIPSE study. N Engl J Med, 2010. 363: p. 1128-1138.
7. Bircan. A, et al., C-reactive protein levels in patients with chronic obstructive pulmonary disease: role of infection. Med Princ Pract, 2008. 17(3): p. 202-8.
8. Alexandra Nakou, et al., A prospective study on bacterial and atypical etiology of acute exacerbation in chronic obstructive pulmonary disease. Future Microbiology, 2014. 9(11).