ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM TRONG ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CÁNH TAY CỔ DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng của phương pháp tác động cột sống kết hợp điện châm trong điều trị hội chứng cánh tay cổ do thoái hóa cột sống cổ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng có đối chứng trên 70 bệnh nhân hội chứng cánh tay cổ do thoái hóa cột sống cổ, chia thành 2 nhóm bao gồm 35 bệnh nhân (nhóm NC) được điều trị bằng tác động cột sống (TĐCS) kết hợp điện châm và 35 bệnh nhân (nhóm ĐC) được điều trị bằng xoa bóp bấm huyệt (XBBH) và điện châm. Kết quả: Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp tác động cột sống kết hợp điện châm có tác dụng cải thiện đáng kể triệu chứng đau theo VAS, cải thiện tầm vận động cột sống cổ, giảm chèn ép rễ thần kinh và cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày theo NDI so với trước điều trị (p < 0,05), tuy nhiên chưa có sự khác biệt với nhóm đối chứng (p < 0,05).
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế, Cục quản lý khám chữa bệnh (2016). Hướng Dẫn Chẩn Đoán và Điều Trị Bệnh Cơ Xương Khớp. Nhà xuất bản Y học.
3. Trường Đại học Y Hà Nội (2017). Bệnh Học Nội Khoa Y Học Cổ Truyền. Nhà xuất bản Y học.
4. Lê Thị Hiền, Nguyễn Dư Sơn. Đánh giá tác dụng phương pháp tác động cột sống để phục hồi nguồn sữa mẹ. Tạp Chí Nghiên Cứu Học. Published online 2007:1-4.
5. Phùng Gia Khánh (2011). Đánh Giá Tác Dụng Điều Trị Đau Thắt Lưng Bằng Phương Pháp Tác Động Cột Sống. Luận văn Thạc sĩ. Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.
6. Trương Anh Tuấn (2016). Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp tác động cột sống trong điều trị tăng huyết áp nguyên phát độ 1 và độ 2. Luận văn Thạc sĩ. Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.
7. MacDermid JC, Walton DM, Avery S, et al. Measurement properties of the neck disability index: a systematic review. J Orthop Sports Phys Ther. 2009;39(5): 400-417. doi:10.2519/ jospt. 2009.2930