NHỮNG ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG Ở BỆNH NHÂN NGƯNG THỞ LÚC NGỦ DO TẮC NGHẼN

Trần Thị Nhật Lệ 1,, Lâm Đại Phong 1
1 Đại học Y Dược TP. HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm giải phẫu trên phim sọ nghiêng của những bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn ở các mức độ nhẹ, trung bình và nặng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên phim sọ nghiêng của các bệnh nhân được chẩn đoán ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn tại phòng khám hô hấp Phổi Việt và được chỉ định đến chụp phim tại khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược TP. HCM. Kết quả: Bệnh nhân nghiên cứu có độ tuổi trung bình 49, trong đó 11/15 là nam giới và tỉ lệ bép phì trong mẫu nghiên cứu là 60%. Mười lăm bệnh nhân thoã điều kiện nghiên cứu được chia thành 3 nhóm mức độ: nhẹ, trung bình và nặng, tương ứng với chỉ số AHI 5-15, 15-30, > 30;  mỗi nhóm có 5 người. Khoảng không đường thở vùng mũi hầu, góc tương quan giữa nền sọ và xương hàm dưới, khoảng cách từ xương móng đến mặt phẳng hàm dưới trên phim sọ nghiêng là những thông số có sự khác biệt, tương quan với độ nặng của ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn nhưng không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Phim sọ nghiêng cung cấp những thông số liên quan đến khoảng thông đường thở bên cạnh những giá trị thường gặp trong chẩn đoán mối liên quan giữa răng, xương hàm, xương sọ trong chỉnh nha Những thông số này có giá trị tham khảo, gợi ý cho bác sĩ răng hàm mặt trong việc tầm soát bệnh lý ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Hoài Nam, "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,cận lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của hội chứng ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn". Luận án tiến sĩ y học, 2016.
2. Trần Văn Ngọc, Đặng Thị Mai Khuê, "Epsasie: khảo sát tỷ lệ hiện mắc của hội chứng ngưng thở lúc ngủ tại Việt Nam". Đề tài cấp cơ sở, Bệnh viện Chợ Rẫy, 2014.
3. Albajalan, O.B., A. Samsudin, and R. Hassan, Craniofacial morphology of Malay patients with obstructive sleep apnoea. The European Journal of Orthodontics, 2010. 33(5): p. 509-514.
4. Gungor, A.Y., et al., Cephalometric comparison of obstructive sleep apnea patients and healthy controls. European journal of dentistry, 2013. 7(1): p. 48.
5. Hiestand, D.M., et al., Prevalence of symptoms and risk of sleep apnea in the US population. Chest, 2006. 130(3): p. 780-786.
6. Lowe, A.A. and J.A. Fleetham, Two and three dimensionalanalyses of tongue, airway, and soft palate size. In:Norton ML, Brown ACD (eds). Atlas of the DifficultAirway. Mosby-Year Book, St Louis, 1991: p. 74–82.
7. Lowe, A.A., et al., Facial morphology and obstructive sleep apnea. American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics, 1986. 90(6): p. 484-491.
8. Svaza, J., et al., Upper airway sagittal dimensions in obstructive sleep. Stomatologija, Baltic Dental and Maxillofacial Journal, 2011: p. 13:123-7.