KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY LIÊN MẤU CHUYỂN BẰNG ĐINH NỘI TUỶ ĐẦU TRÊN XƯƠNG ĐÙI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN

Nguyễn Minh Đức 1,, Đào Xuân Thành 2,3
1 Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Gãy liên mấu chuyển xương đùi có tần suất ngày càng tăng do tuổi thọ trung bình tăng. Theo thống kê của Eastell và Lambert1, trên Thế giới ước tính có trên 1,5 triệu trường hợp gãy đầu trên xương đùi, dự đoán đến năm 2025, sẽ có 2,6 triệu trường hợp. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị gãy liên mấu chuyển, điều trị bảo tồn kết quả kém, điều trị phẫu thuật được chấp nhận. Kết hợp xương cho các loại gãy liên mấu chuyển bằng đinh nội tuỷ xương đùi được AAOS khuyến cáo2. Nghiên cứu được thực hiện với mục đích đánh giá kết quả điều trị gãy liên mấu chuyển bằng đinh nội tuỷ đầu trên xương đùi PFNA tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, với 90 bệnh nhân phù hợp tiêu chuẩn lựa chọn. Kết quả: độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 78,04 ± 10,98; tỉ lệ nữ/nam là 2,7/1; chủ yếu do tai nạn sinh hoạt chiếm 82,2%. TAD Index nhóm ≤ 25mm chiếm 88,9% với giá trị trung bình là 19,19 ± 2,48mm, nhóm > 25mm chiếm 11,1% với giá trị trung bình là 26,14 ± 0,76mm. Cleveland Index vùng 5: Center – Center chiếm 61,1%, góc cổ thân xương đùi sau mổ trung bình là 129,320, sau 6 tháng trung bình là 126,750. Kết quả chức năng khớp háng sau mổ tại thời điểm 6 tháng theo bảng điểm Merle d’Aubigné – Postel đạt rất tốt và tốt chiếm tỷ lệ 72,2%, khá đạt 26,7%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Eastell R, Lambert H. Strategies for skeletal health in the elderly. Proc Nutr Soc. May 2002;61(2):173-80. doi:10.1079/PNS2002160
2. O'Connor MI, Switzer JA. AAOS Clinical Practice Guideline Summary: Management of Hip Fractures in Older Adults. JAAOS - Journal of the American Academy of Orthopaedic Surgeons. 2022;30(20):e1291-e1296. doi:10.5435/jaaos-d-22-00125
3. Kerr R, Resnick D, Sartoris DJ, et al. Computerized tomography of proximal femoral trabecular patterns. J Orthop Res. 1986;4(1):45-56. doi:10.1002/jor.1100040106
4. Kim SJ, Park HS, Lee DW. Outcome of nonoperative treatment for hip fractures in elderly patients: A systematic review of recent literature. J Orthop Surg (Hong Kong). Jan-Apr 2020;28(2): 2309499020936848. doi: 10.1177/ 2309499020936848
5. Lenich A, Fierlbeck J, Al-Munajjed A, et al. First clinical and biomechanical results of the Trochanteric Fixation Nail (TFN). Technol Health Care. 2006;14(4-5):403-9.
6. Singh M, Riggs BL, Beabout JW, Jowsey J. Femoral trabecular-pattern index for evaluation of spinal osteoporosis. Ann Intern Med. Jul 1972;77(1):63-7. doi:10.7326/0003-4819-77-1-63
7. Baumgaertner MR, Curtin SL, Lindskog DM, Keggi JM. The value of the tip-apex distance in predicting failure of fixation of peritrochanteric fractures of the hip. J Bone Joint Surg Am. Jul 1995;77(7): 1058-64. doi: 10.2106/ 00004623-199507000-00012
8. Cleveland M, Bosworth DM, Thompson FR, Wilson HJ, Jr., Ishizuka T. A ten-year analysis of intertrochanteric fractures of the femur. J Bone Joint Surg Am. Dec 1959;41-A:1399-408.
9. MATTA JM, MEHNE DK, Rom R. Fractures of the acetabulum: early results of a prospective study. Clinical Orthopaedics and Related Research®. 1986;205:241-250.
10. Dorfman JD, Wyman A, FitzGerald G, Emhoff TA, Anderson FA, Santry HP. Risks factors for significant injury after geriatric falls. Int J Aging Res. 2019;2(1)doi:10.28933/ijoar-2018-12-2305