KẾT QUẢ SỚM SAU ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU CHI DƯỚI CẤP TÍNH

Phi Long Lê 1,, Hoài Nam Nguyễn 2
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
2 Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm sau can thiệp điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới cấp tính tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả báo cáo loạt ca theo dõi dọc. Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới đoạn chậu – đùi từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2020. Bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: Nhóm điều trị bằng phương pháp phẫu thuật mở; Nhóm được điều trị bằng can thiệp nội mạch bơm tiêu sợi huyết tại chỗ. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 47,3 ± 15,0 tuổi. Độ tuổi thường gặp nhất là từ 40 - 60 tuổi chiếm tỉ lệ 39,1%. Phần lớn bệnh nhân (98,3%) có hình ảnh huyết khối hoàn toàn trên chụp cắt lớp vi tính. Hội chứng May-Thurner chiếm tỉ lệ 68,7%. Không ghi nhận các biến chứng nặng: xuất huyết não và không có tử vong sau mổ. Tỉ lệ tái thông thất bại là 10,4%%,trong đó nhóm phẫu thuật là 7,7% và nhóm can thiệp nội mạch là 14%. Tỉ lệ cải thiện triệu chứng rõ rệt trên lâm sàng chiếm tỉ lệ đa số là 47,8%, cải thiện vừa chiếm 34,8%. Biến chứng thường gặp nhất là chảy máu nhẹ sau mổ chiếm 12,3%. Kết luận: Phương pháp can thiệp điều trị cho bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới cấp tính có kết quả sớm tốt, cải thiện được triệu chứng sau can thiệp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Prandoni P, Lensing A (1996), “The long term clinical course of acute deep venous thrombosis”, Ann Intern Med, p125.
2. Anthony Corometa, Jorge L. Martinez (2009), “Catheter-directed thrombolysis for treatment of acute deep venous thrombosis”, Handbook of venous disorders 3rd, p239.
3. Russell D. Hull, Graham F.Pineo (2009), “Medical treatment of acute deep venous thrombosis and pulmonary embolism”, Handbook of venous disorders 3rd, p221
4. Ortel T.L., Neumann I., Ageno W., et al (2020), “American society of hematology 2020 guidelines of management of venous thromboembolism: treatmnet of deep vien thrombosis and pulmonary embolism”, Blood advances, 4 (19), pp. 4693 – 4738
5. Hölper P, Kotelis D, Attigah N, Hyhlik-Dürr A, et al (2010), “Longterm results after surgical thrombectomy and simultaneous stenting for symptomatic iliofemoral venous thrombosis”. Eur J Vasc Endovasc Surg., 39(3): 349-55. doi: 10.1016/j.ejvs.2009.09.028. Epub 2010 Jan 8. PMID: 20060755.
6. Mühlberger D, Wenkel M, Papapostolou G, et al (2020), “Surgical thrombectomy for iliofemoral deep vein thrombosis: Patient outcomes at 8.5 years”. PLoS One, 15(6): e0235003. Published 2020 Jun 18. doi: 10.1371/journal.pone.0235003
7. Casey ET, Murad MH, Zumaeta-Garcia M, Elamin MB, et al (2012), “Treatment of acute iliofemoral deep vein thrombosis”. J Vasc Surg., 55(5): 1463-73. doi: 10.1016/j.jvs.2011.12.082. Epub 2012 Mar 21. PMID: 22440631.
8. Protack CD, Bakken AM, Patel N, Saad WE, et al (2007), “Long-term outcomes of catheter directed thrombolysis for lower extremity deep venous thrombosis without prophylactic inferior vena cava filter placement”. J Vasc Surg. 45(5): 992-7, discussion 997. doi: 10.1016/ j.jvs.2007.01.012. PMID: 17466791.