PHÂN TÍCH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐIỆN SINH LÝ CỦA TỔN THƯƠNG DÂY THẦN KINH GIỮA ĐOẠN ỐNG CỔ TAY

Nguyễn Văn Tuận 1,2,, Phan Hồng Ngọc 3
1 Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích một số đặc điểm lâm sàng và điện sinh lý tổn thương dây thần kinh giữa đoạn ống cổ tay (OCT). Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu 111 OCT từ 1/2022 đến 4/2023 tại phòng điện sinh lý thần kinh, phòng khám đa khoa Đông Đô, Hà Nội. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 52,2 ± 9,71, nữ giới chiếm 88,3%. Thời gian mắc bệnh trung bình là 19,3 ± 25,59 tháng. Triệu chứng tê bì, giảm cảm giác 94,6%, dị cảm về đêm 73%, teo ô mô cái chiếm 3,6%. Dấu hiệu Tinel và Phalen dương tính lần lượt là 40,5% và 47,7%. Kéo dài hiệu số thời gian tiềm cảm giác của dây thần kinh giữa và dây thần kinh trụ (96,6%), tiếp đến MUD với 92,3%. Mức độ nặng OCT trên lâm sàng tương quan tuyến tính với mức độ nặng theo điện sinh lý (p=0,003<0,05; r = 0,279). Bệnh nhân bị mức độ nặng chiếm 62,2% theo phân độ điện cơ của Werner, cao hơn phân độ lâm sàng (23,4%). Kết luận: Mức độ nặng hội chứng OCT giữa lâm sàng và điện cơ có tương quan với nhau và mức độ nặng OCT được chẩn đoán điện sinh lý sớm hơn so với lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Atroshi I, Gummesson C, Johnsson R, Ornstein E, Ranstam J, Rosén I. Prevalence of carpal tunnel syndrome in a general population. Jama. 1999;282(2):153-158.
2. Middleton SD, Anakwe RE. Carpal tunnel syndrome. Bmj. 2014;349:g6437.
3. Werner RA, Andary M. Electrodiagnostic evaluation of carpal tunnel syndrome. Muscle Nerve. 2011;44(4):597-607.
4. Giannini F, Cioni R, Mondelli M, et al. A new clinical scale of carpal tunnel syndrome: validation of the measurement and clinical-neurophysiological assessment. Clin Neurophysiol. 2002;113(1):71-77.
5. Lê Thị Liễu. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện cơ và siêu âm doppler năng lượng trong hội chứng ống cổ tay. Luận văn tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội; 2018.
6. Stevens JC, Sun S, Beard CM, O'Fallon WM, Kurland LT. Carpal tunnel syndrome in Rochester, Minnesota, 1961 to 1980. Neurology. 1988;38(1):134-138.
7. de Krom MC, Knipschild PG, Kester AD, Spaans F. Efficacy of provocative tests for diagnosis of carpal tunnel syndrome. Lancet. 1990;335(8686):393-395.
8. Jablecki CK, Andary MT, Floeter MK, et al. Practice parameter: Electrodiagnostic studies in carpal tunnel syndrome. Report of the American Association of Electrodiagnostic Medicine, American Academy of Neurology, and the American Academy of Physical Medicine and Rehabilitation. Neurology. 2002;58(11):1589-1592.