KẾT QUẢ NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN CỦA PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP NỘI MẠCH BẰNG LASER BƯỚC SÓNG 1470 NM TRONG ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH NÔNG CHI DƯỚI MẠN TÍNH

Trần Thị Tố Uyên 1,, Lê Thị Hương Lan 2, Nguyễn Trọng Hiếu 1, Lý Thị Huyền 2
1 Đại học Y Dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện trung ương Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả ngắn hạn và trung hạn của phương pháp can thiệp nội mạch bằng laser bước sóng 1470 nm trong điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới mạn tính tại khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng nghiên cứu: 121 BN suy tinh mạch chi dưới, với 121 tĩnh mạch hiển lớn. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, hồi cứu kết hợp tiến cứu. Kết quả: Suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính gặp chủ yếu ở nữ giới chiếm 78,5%. Sau khi được điều trị 1 tháng và 12 tháng cho thấy: Bệnh nhân suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới được điều trị bằng phương pháp đốt nhiệt laser bước sóng 1470nm chủ yếu là nữ chiếm 78,5%, tuổi mắc bệnh trung bình là 56,36 ± 14,16 tuổi. Yếu tố nguy cơ nghề nghiệp đứng hoặc ngồi ≥ 8 tiếng có nguy cơ rất cao gây bệnh  (81%). Kết quả cải tiện trên lâm sàng giảm rõ rệt sau về búi giãn giảm tới 85,1% sau 1 tháng; Triệu chứng đau mỏi chân giảm tới 80,2% và không còn bệnh nhân nào còn đau sau 12 tháng. Phân độ CEAP: mức độ C2 giảm chỉ còn 9,9% sau 1 tháng và 0% sau 12 tháng điều trị. Ở mức độ C3, C5 giảm hoàn toàn sau 1 tháng. Điểm VCSS giảm từ 6,6 ± 1,6 điểm xuống 1,32 ± 0,68 điểm sau 1 tháng, và 1,08 ± 0,27 điểm sau 12 tháng. Kết quả trên siêu âm Dopller hiệu quả gây tắc TM hiển rất cao 100% thân TM hiển lớn được can thiệp đã tắc hoàn toàn. Không có trường hợp nào tái phát trong thời gian theo dõi. Biến chứng sau can thiệp thấp chỉ có 12,4 % đau dọc tĩnh mạch; 6,6% bầm tím; 10,7% thâm da; 9,9% dị cảm da. Không có bệnh nhân nào có viêm, huyết khối tĩnh mạch sau can thiệp trong thời gian theo dõi. Kết luận: Phương pháp đốt Laser nội TM là một trong những can thiệp ít xâm lấn, an toàn và hiệu quả cao, ít tai biến.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ruckley C. V., E.C.J., Allan P. L., et al., Chronic venous insufficiency: clinical and duplex correlations. The Edinburgh Vein Study of venous disorders in the general population. J Vasc Surg, 2002. 36(3),: p. 520-5.
2. Jibiki M., M.T., Futatsugi S., et al, Effect of the wide-spread use of endovenous laser ablation on the treatment of varicose veins in Japan: a large-scale, single institute study. Laser Ther, 2016. 25(3): p. 171-177.
3. Bozoglan O., M.B., Eroglu E., et al, Comparison of Endovenous Laser and Radiofrequency Ablation in Treating Varices in the Same Patient. J Lasers Med Sci., 2017. 8(1): p. 13-16.
4. Gloviczki P., C.A.J., Dalsing M.C.,, The care of patients with varicose veins and associated chronic venous diseases, clinical practice guidelines of the Society for Vascular Surgery and the American Venous Forum,. J Vasc Surg,, 2011. 53: p. 2s-48s.
5. Joh JH, P.H., The cutoff value of saphenous vein diameter to predict reflux. Journal of the Korean Surgical Society, 2013(85(4)): p. 169-174.
6. Nguyễn Văn Ngọc, Đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler trước và sau đốt laser nội mạch điều trị suy tĩnh mạch hiển lớn tại Bệnh viện Bạch Mai, in Luận văn thạc sĩ. 2020, Đại Học Y Hà Nội.
7. Desmyttere J., G.C., Stalnikiewicz G.,, Endovenous laser ablation (980 nm) of the small saphenous vein in a series of 147 limbs with a 3-year follow-up. Eur J Vasc Endovasc Surg, 2010. 39: p. 99-103.
8. Lawson J.A., G.S.A., van Vlijmen C.J., Prospective comparative cohort study evaluating incompetent great saphenous vein closure using radiofrequency-powered segmental ablation or 1470-nm endovenous laser ablation with radial-tip fibers J Vasc Surg Venous Lymphat Disord, 2018. 6(1): p. 31–40.