BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM HBV-DNA DƯƠNG TÍNH VỚI CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN TẠI TRUNG TÂM TRUYỀN MÁU CHỢ RẪY

Phạm Lê Nhật Minh 1,2,, Nguyễn Thị Nga2, Lê Hoàng Oanh 1,2
1 Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy-Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng.

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Bước đầu khảo sát mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm HBV-DNA dương tính với các yếu tố về giới tính, độ tuổi, địa phương cư trú, nhóm máu hệ ABO, Rhesus của người hiến máu tình nguyện tại Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy. Đối tượng: 14 người hiến máu lần đầu và nhắc lại có xét nghiệm HBV-DNA (+) được phát hiện bằng kỹ thuật Realtime-PCR trong một nghiên cứu tuyển chọn từ 31.087 người hiến máu tình nguyện tại Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy-Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 02/2023 đến 04/2023. Phương pháp: Mô tả cắt ngang, hồi cứu. Kết quả: Qua nghiên cứu 14 người hiến máu lần đầu và nhắc lại có xét nghiệm HBV-DNA (+), chúng tôi ghi nhận một số kết quả đáng lưu ý như sau: Độ tuổi của đối tượng nghiên cứu tập trung trong khoảng từ 46-60 tuổi (50%), nam giới chiếm đa số (71,4%), người hiến máu phần lớn sống tại thành phố Hồ Chí Minh (28,6%), tỷ lệ người hiến máu có nhóm máu O, Rhesus (+) chiếm số lượng lớn (50%). Bước đầu ghi nhận có mối liên quan giữa những người hiến máu tình nguyện thuộc nhóm tuổi từ 46 đến 60 tuổi có giới tính nam với HBV-DNA (+) (p<0,05). Kết luận: Bước đầu ghi nhận có mối liên quan giữa nhóm tuổi (46-60 tuổi) và giới tính nam với HBV-DNA (+) của đối tượng nghiên cứu. Đây chính là cơ sở để giúp Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy xây dựng những chiến lược tuyên truyền hiến máu thích hợp, hiệu quả tập trung vào đối tượng trọng tâm nhằm tuyển chọn người hiến máu an toàn, góp phần đảm bảo An toàn truyền máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO (2009), Module 1: “Safe blood donation, Safe blood and blood products”.
2. Đ.T.Phấn (2012), Chương VIII: Bệnh nhiễm trùng truyền qua đường truyền máu, “Truyền máu hiện đại: Cập nhật và ứng dụng trong điều trị bệnh”, TP.Hà Nội, Nhà xuất bản giáo dục, 2012.
3. Bộ Y Tế (2002). Quyết định số 402/QĐ-BYT ngày 18/02/2002 về việc thành lập Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy.
4. A. Jary, S. Dienta,V.n Leducq,Q. L Hingrat,M. Cisse, A. B. Diarra, D. B. Fofana, A. Ba, M. Baby, C. J. Achenbach, R. Murphy, V. Calvez, A.G. Marcelin and A. I. Maiga, “Seroprevalence and risk factors for HIV, HCV, HBV and syphilis among blood donors in Mali”, BMC Infectious Diseases, (2019)19.1064.https://doi.org/10.1186/s12879-019-4699-3.
5. A.I. Osuji, N. R. Agbakoba, M.O. Ifeanyichukwu, I.N.Abdullahi, C.C. Ezeanya-Bapka, G. Chinenye duru, “Hepatitis B virus serological profile and associated risk factors in surface antigen negative blood donors in Nigeria”, Microbes and Infectious Disease, Article In Press; DOI:10.21608/MID.2020.33141.1025, 2020.
6. P Cappy, L Boizeau, D Candotti, S Le Cam, C Martinaud, J Pillonel, M Tribout, C Maugard, J Relave, P Richard, P Morel, S Laperche, “Insights on 21 Years of HBV Surveillance in Blood Donors in France”, Viruses 2022, 14, 2507, 2022.
7. S Boumbaly, T.A.L Balde, A. V. Semenov, Y. V. Ostankova, E. N. Serikova, E. V. Naidenova, D.E. Valutite, A. N. Shchemelev, E.B. Zueva, E.V. Esaulenko, A. A. Totolian, “Prevalence of viral hepatitis B markers among blood donors in the Republic of Guinea”, Problems of virology (Voprosy Vvirusologii), 67(1), 2022.
8. D Wu, F Feng, X Wang, D Wang, Y Hu, Y Yu, J Huang, M Wang, J Dong, Y Wu, H Zhu, F Zhu, “The impact of nucleic acid testing to detect human immunodefciency virus, hepatitis C virus, and hepatitis B virus yields from a single blood center in China with 10-years review”, BMC Infectious Diseases, 22:279, 2022.