ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TÁI TẠO MỎM CỤT NGÓN TAY CÁI BẰNG CHUYỂN NGÓN CHÂN

Nguyễn Cao Viên 1, Nguyễn Hữu Tâm 1, Nguyễn Quỳnh Anh 1
1 Bệnh viện Nhân dân 115

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả chức năng sau phẫu thuật tái tạo mỏm cụt ngón tay cái bằng chuyển ngón chân làm ngón tay. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 42 trường hợp cụt ngón tay cái được phẫu thuật chuyển ngón chân trong đó 39 trường hợp chuyển ngón chân thứ 2 và 3 trường hợp chuyển ngón chân cái. Thời gian thực hiện từ 3/2010 đến tháng 12/2021. Thời gian theo dõi trung bình 26 tháng (từ 12 đến 39 tháng). Kết quả: Độ tuổi trung bình 24,7 (17- 58 tuổi), tỷ lệ nam/nữ là 39/3. Theo thang điểm Điểm trung bình về đánh chức năng bàn tay theo Michigan là so với bên tay lành: Hài lòng của người bệnh 75.3%, chức năng 79,3%, hoạt động cuộc sống hàng ngày 84,1%. Tỷ lệ sống của ngón chuyển 42/42. Lực kẹp bên ngoài ngón cái 70.6%, lực kẹp 2 điểm 82,8%, lực kẹp 3 điểm 79.2% và lực nắm 80.7% so với bên tay lành. Điểm trung bình phân biệt cảm giác 2 điểm tĩnh là 15,1mm. Kết quả gần có 12/42 trường hợp dính gân gấp cần giải phóng. 3/42 trường hợp biến chứng tắc mạch được phát hiện kịp thời và phẫu thuật ghép nối lại động mạch (ĐM) và tĩnh mạch (TM). Phần ngón chân thứ 2 lấy chuyển không ảnh hưởng chức năng nhiều nơi lấy ngón, có 9/39 trường hợp bị đau mặt lòng bàn chân. Phần lấy ngón chân cái để chuyển có 2/3 ca sự mất cân bằng nhẹ về điểm chịu lực. Về mặt thẩm mỹ đạt được tương đối phần chuyển ngón chân cái thay thế ngón tay cái hơi to hơn tay lành và chuyển ngón II lên thay thế ngón tay cái hơi nhỏ hơn tay lành. Kết luận: Phẫu thuật chuyển ngón chân phục hồi ngón tay cái cho kết quả chức năng tốt đưa trả lại chức năng vận động và đem lại sự tự tin cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Việt Tân, Lê Văn Đoàn (2021) Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình phục hồi mỏm cụt ngón tay cái còn ô mô cái bằng chuyển ngón chân cái thu nhỏ và ngón chân thứ II. Tạp chí Y d dược Lâm sàng 108, 16(6), tr. 127-137.
2. Chung KC, Pillsbury MS et al (1998) Reliability and validity testing of the Michigan Hand tcomes Questionnaire. J Hand Surg 23(4): 575-587
3. Gu YD, Cheng DS, Zhang GM et al (1997) Long-term results of toe transfer: Retrospective analysis. J Reconstr Microsur 13(6): 405-408
4. Henry SL, Wei FC (2010) Thumb reconstruction with toe transfer. J Hand Microsurg 2(2): 72-78
5. Lin PY, Sebastin SJ, Ono S, Chung KC (2011) A systematic review of outcomes of toe-to-thumb transfers for isolated traumatic thumb amputation. Hand (NY) 6(3): 235-243
6. Kevin C. Chung, MD, Ann Arbor, MI, and Fu-Chan Wei, MD (2000), An outcome study of thumb reconstruction using microvascular toe transfer J Hand Surg Am. 2000 Jul;25(4):651-8.
7. Oruç M, Ozer K, Çolak Ö, Kankaya Y, Koçer U (2016) Does crossover innervation really affect the clinical outcome? A comparison of outcome between unilateral and bilateral digital nerve repair. Neural Regen Res 11(9): 1499-1505
8. Frykman GK, O’Brien BM, Morrison WA, MacLeod AM. Functional evaluation of the hand and foot after one-state toe-to-hand transfer. J Hand Surg 1986;11A: 9 –17.