PHẪU THUẬT NỘI SOI NGỰC BÓC U CƠ THỰC QUẢN LÀNH TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Nguyễn Hoàng 1,, Phạm Đức Huấn 2, Lê Công Lý Hùng 3
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả của phẫu thuật nội soi ngực bóc u cơ thực quản lành tính tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đối tượng và phướng pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu, tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán u cơ trơn lành tính thực quản dựa vào hỏi bệnh, khám lâm sàng, nội soi thực quản, siêu âm nội soi thực quản và chụp cắt lớp vi tính ngực, được điều trị tại khoa Ngoại Tổng hợp bệnh viện Đại học Y Hà Nội, trong khoảng thời gian từ tháng 01/2016 đến 12/2022. Kết quả và bàn luận: 31 bệnh nhân được bóc u cơ thực quản lành tính (UCTQLT) bằng phẫu thuật nội soi (PTNS) bao gồm 16 bệnh nhân nam (51,6%) và 15 bệnh nhân nữ (48,4%), tuổi trung bình 49,2 (24 ÷ 66 tuổi). 24 bệnh nhân có triệu chứng (77,42%) và 7 bệnh nhân không triệu chứng (22,58%). Tỷ lệ khối u ở thực quản ngực 1/3 trên; 1/3 giữa; 1/3 dưới thực quản lần lượt là: 9,68% (3 bệnh nhân); 64,52% (20 bệnh nhân); 25,8% (8 bệnh nhân Kích thước trung bình khối u là 32,32 ± 9,76 mm (20 - 57 mm). Tất cả bệnh nhân đều được nội soi qua đường ngực phải. Sử dụng 3 trocarts trong 12 trường hợp (38,7%), 4 trocarts trong 19 trường hợp (61,3%). Không có tai biến, biến chứng nặng trong và sau mổ. Thời gian mổ trung bình là 114,03 ± 29,87 phút (80 - 180 phút). Thời gian nằm viện trung bình 8.35 ± 3.67 ngày (4 ngày ÷ 24 ngày). Kết luận: Phẫu thuật nội soi ngực bóc u cơ thực quản lành tính là phẫu thuật an toàn, tỷ lệ thành công cao, ít tai biến, biến chứng sau mổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Zhang Z, Ai B, Liao Y, et al. Novel methylene blue staining technique for localizing small esophageal leiomyomas during thoracoscopic enucleation. Diseases of the Esophagus. 2015; 29: 1043 - 1047.
2. Giovanna Mainieri Breedy1, José AlbertoMainieri Hidalgo, et al. Esophageal leiomyoma, experience with nine surgical patients. Acta méd costarric. 2012; 54 (3): 165 - 169.
3. Christopher J, Mutrie, Dean M, et al. Esophageal Leiomyoma: A 40 - Year Experience. Ann Thorac Surg. 2005; 79: 1122 - 11255.
4. Yun - Xi Wang, Jing Zhang, Yi Liu, et al. Diagnosis and comprehensive treatment of esophageal leiomyoma: clinical analysis of 77 patients. Int J Clin Exp Med. 2015; 8 (10): 17214 - 17220.
5. Diego Ramos, Pablo Priego, Magdalena Coll, et al. Comparative study between open and minimally invasive approach in the surgical management of esophageal leiomyoma, Rev esp enferm dig (Madrid). 2016; 108 (1): 8 - 14.
6. Everitt N J, Glinatsis M, McMahon M J. Thoracoscopic enucleation of leiomyoma of the oesophagus, Br J SurG. 1992; 79: 643.
7. Shin S, Choi YS, Shim YM, Kim HK, Kim K, Kim J. Enucleation of esophageal submucosal tumors: a single institution’s experience. Ann Thorac Surg. 2014; 97: 454 - 9.
8. Bardini R, Segalin A, Ruol A, Pavanello M, Peracchi A. Videothoracoscopic enucleation of esophageal leiomyoma. Ann Thorac Surg 1992;54(3):576-7.
9. Kent M, d’Amato T, Nordman C, et al. Minimally invasive resection of benign esophageal tumors. J Thorac Cardiovasc Surg. 2007; 134: 176 - 181.
10. Mutrie C. J, Donahue D. M, Wain J. C, et al. Esophageal leiomyoma: a 40 - year experience. Ann Thorac Surg. 2005; 79: 1122- 1125.