KẾT QUẢ LÂU DÀI ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT UNG THƯ DẠ DÀY THỂ THÂM NHIỄM

Võ Duy Long 1,2,, Đặng Quang Thông 1, Trần Quang Đạt 1, Đoàn Thùy Nguyên1, Đoàn Thùy Nguyên1, Nguyễn Hoàng Bắc1,2
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
2 Đại học Y Dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Có sự tiến bộ đáng kể trong việc chẩn đoán và điều trị, nhưng tiên lượng ung thư dạ dày thể thâm nhiễm (UTDDTTN) vẫn còn xấu. Nghiên cứu này phân tích các đặc điểm bệnh học, kết quả phẫu thuật và sống còn sau phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày điều trị UTDDTTN. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 52 bệnh nhân UTDDTTN được phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày và nạo hạch D2 từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 10 năm 2021, tại Khoa Ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Các dữ liệu lâm sàng và kết quả phẫu thuật được thu thập để đánh giá kết quả sau mổ và sống còn. Kết quả: Tuổi trung bình 62.5 tuổi, nam và nữ bằng nhau. Lượng máu mất trong mổ trung bình 80 ml. Xì mỏm tá tràng xảy ra ở 1 trường hợp (1.9%), xì miệng nối vị tràng ở 2 trường hợp (3.8%). Tử vong trong vòng 30 ngày sau mổ xảy ra ở 1 bệnh nhân (1.9%). Thương tổn ở giai đoạn T4a là 48 bệnh nhân (92.3%), 38 bệnh nhân (73.1%) có di căn hạch vùng. Còn tế bào ác tính trên vi thể ở bờ mặt cắt (phẫu thuật R1) trong 14 trường hợp (26.9%). Tỉ lệ sống còn toàn bộ sau mổ 1 năm, 3 năm và 5 năm lần lượt là 73.1%, 46.1% và 17.3%. Kết luận: Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày điều trị UTDDTTN hiệu quả. Cần cắt lạnh các bờ mặt cắt để đảm bảo phẫu thuật triệt để R0.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Agnes A, Estrella JS, Badgwell B (2017). The significance of a nineteenth century definition in the era of genomics: linitis plastica. World J Surg Oncol 15(1): 123, 2017.
2. Ikoma N, Agnes A, Chen HC et al (2020). Linitis Plastica: a distinct type of gastric cancer. J Gastrointest Surg 24(5): 1018-1025.
3. Endo K, Sakurai M, Kusumoto E et al (2012). Biological significance of localized Type IV scirrhous gastric cancer. Oncol Lett 3(1): 94-99.
4. Jafferbhoy S, Shiwani H, Rustum Q (2013). Managing Gastric Linitis Plastica: Keep the scalpel sheathed. Sultan Qaboos Univ Med J 13(3): 451-453, 2013. PMID: 23984032.
5. Blackham AU, Swords DS, Levin EA et al (2016). Is Linitis Plastica a contraindication for surgical resection: a multi-institution study of the U.S. Gastric Cancer Collaborative. Ann Surg Oncol 23(4): 1203-1211. PMID: 26530447. DOI: 10.1245/s10434-015-4947-8
6. Yoshikawa T, Tsuburaya A, Kobayashi O et al (2001). Should scirrhous gastric carcinoma be treated surgically? Clinical experiences with 233 cases and a retrospective analysis of prognosticators. Hepatogastroenterology 48(41): 1509-1512, 2001. PMID: 11677997.
7. Schauer M, Peiper M, Theisen J et al (2011). Prognostic factors in patients with diffuse type gastric cancer (linitis plastica) after operative treatment. Eur J Med Res 16(1): 29-33, 2011. PMID: 21345767. DOI: 10.1186/2047-783x-16-1-29.
8. Pedrazzani C, Marrelli D, Pacelli F et al (2012). Gastric linitis plastica: which role for surgical resection? Gastric Cancer 15(1):56-60, 2012. PMID: 21717092. DOI: 10.1007/s10120-011-0063-z.