ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHUYỂN PHÔI TRỮ ĐÔNG ĐƯỢC NUÔI BẰNG HỆ THỐNG TIMELAPSE

Nghiêm Văn Dũng 1, Hồ Nguyệt Minh 2, Hồ Sỹ Hùng 3,
1 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
2 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
3 Trường ĐH Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 280 bệnh nhân với tổng số 326 chu kỳ chuyển phôi tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong khoảng thời gian từ tháng 10/2019 đến tháng 5/2022. Kết quả cho thấy có mối liên quan giữa giá trị trung bình điểm Kids và kết quả có thai lâm sàng. Ngoài ra nghiên cứu cũng ghi nhận được chất lượng khối ICM và TE có liên quan có ý nghĩa thống kê đến tỷ lệ có thai, tỷ lệ có thai lâm sàng và tỷ lệ trẻ sinh sống. Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về thời gian trung bình bắt đầu xuất hiện tiền nhân, thời gian trung bình của sự kiện biến mất hai tiền nhân, thời gian phôi phân chia thành 3 và 4 phôi bào, thời gian trung bình phôi phân chia đến giai đoạn 5 phôi bào, thời gian trung bình đạt giai đoạn 8 phôi bào và thời gian phôi bắt đầu nở khoang phôi nang. Như vậy, chất lượng phôi được chọn có chất lượng khối ICM và TE loại A, B cho kết quả có thai cao. Phôi có điểm số KIDS càng cao thì tỉ lệ có thai càng cao. Tuy nhiên điểm số Kid-score chưa phải là yếu tố chỉ điểm đủ mạnh tiên đoán khả năng có thai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ahlström A., Westin C., Reismer E. et al. (2011). Trophectoderm morphology: an important parameter for predicting live birth after single blastocyst transfer. Hum Reprod Oxf Engl, 26(12), 3289–3296.
2. Ai J., Jin L., Zheng Y. et al. (2021). The Morphology of Inner Cell Mass Is the Strongest Predictor of Live Birth After a Frozen-Thawed Single Embryo Transfer. Front Endocrinol, 12, 621221.
3. Fujiwara M., Takahashi K., Izuno M. et al. (2007). Effect of micro-environment maintenance on embryo culture after in-vitro fertilization: comparison of top-load mini incubator and conventional front-load incubator. J Assist Reprod Genet, 24(1), 5–9.
4. Gardner D.K., Lane M., Stevens J. et al. (2000). Blastocyst score affects implantation and pregnancy outcome: towards a single blastocyst transfer. Fertil Steril, 73(6), 1155–1158.
5. Kato K., Ueno S., Berntsen J. et al. (2021). Comparing prediction of ongoing pregnancy and live birth outcomes in patients with advanced and younger maternal age patients using KIDScoreTM day 5: a large-cohort retrospective study with single vitrified-warmed blastocyst transfer. Reprod Biol Endocrinol RBE, 19(1), 98.
6. Licht P., Russu V., and Wildt L. (2001). On the role of human chorionic gonadotropin (hCG) in the embryo-endometrial microenvironment: implications for differentiation and implantation. Semin Reprod Med, 19(1), 37–47.
7. Lundin K. and Park H. (2020). Time-lapse technology for embryo culture and selection. Ups J Med Sci, 125(2), 77–84.
8. Sivanantham S., Saravanan M., Sharma N. et al. (2022). Morphology of inner cell mass: a better predictive biomarker of blastocyst viability. PeerJ, 10, e13935.